Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Giun Kim
Bệnh giun kim hay còn gọi là Enterobius vermicularis được Linnaeus mô tả lần đầu tiên vào năm 1758 và người là ký chủ duy nhất. Năm 1983, Hugot phân lập được một loài giun kim khác ký sinh ở trên người, Enterobius gregorii. Tuy nhiên, một số tác giả cho rằng đây chỉ là giai đoạn phát triển của E.vermicularis.
Với chu trình phát triển đặc hù, giun kim đã thể hiện những nét riêng về khía cạnh dịch tễ, bệnh học cũng như việc kiểm soát bệnh khác hẳn các loại giun khác ký sinh ở đường ruột.
Biểu hiện lâm sàng
Nhiễm giun kim tùy thuộc vào sự ký sinh trong ruột già của giun trường thành và hiện tượng đẻ trứng ở vùng da chung quanh hậu môn. Khoảng µ/3 ký chủ không có triệu chứng, số còn lại với những biểu hiện không đáng kể, trừ những trường hợp nhiễm nặng có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng.
Giun trưởng thành bám vào niêm mạc ruột già có thể tạo những vết loét nhỏ, gây viêm ruột xuất tiết nhẹ với các biểu hiện rối loạn tiêu hóa không điển hình như ăn không ngon, buồn nôn, đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy. Bạch cầu ái toan hơi tăng (4% - 12%), ít có giá trị báo hiệu bệnh như các bệnh giun sán khác. Dấu hiệu chính của bệnh là ngứa hậu môn vào buổi tối, lúc bệnh nhân ngủ, tương ứng với thời gian giun kim cái đẻ trứng, vì vậy dễ dàng tìm thấy được giun cái ở vùng quanh hậu môn vào thời điểm này. Sự kích thích của các chất bài tiết và cử động co thắt của giun khi đẻ sẽ gây cảm giác ngứa, đôi khi dữ dội dẫn đến mất ngủ, bứt rứt. Sự mất ngủ và khó chịu có thể gây sụt cân, khóc đêm và những phản xạ thần kinh bất thường như nghiến răng, tiểu dầm, cắn móng tay, ngoáy mũi…
Các biến chứng có thể gặp khi ngứa gãi như chàm hóa, nhiễm trùng, viêm da vùng quanh hậu môn. Khi ký sinh trong ruột, giun trưởng thành hoặc ấu trùng có thể di chuyển vào ruột ừa gây viêm. Một số các trường hợp làm thủng ruột do giun kim xâm lấn sâu vào thành ruột đã được báo cáo. Ngoài ra, giun trưởng thành có thể lạ chỗ đến nhiều vị trí với nhiều mức độ tổn thương khác nhau. Ở phái nữ, ký sinh trùng có thể lạc vào trong âm đạo, lên tử cung, đến vòi Fallop, rơi vào khoang phúc mạc gây viêm nhiễm hoạc tạo thành các u hạt. Vì vậy đôi khi có thể tìm thấy trứng giun kim trên phết cổ tử cung. Các trường hợp ung. Các trường hợp giun kim lạc vào niệu đạo, bang quang, tiền liệt tuyến cũng được ghi nhận. Ở trệu đạo, bang quang, tiền liệt tuyến cũng được ghi nhận. Ở trẻ em, tình trạng nhiễm nặng và kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm thần, vận động của trẻ, giảm khả năng tập trung.
Chẩn đoán bệnh
Ngứa hậu môn vào buổi tối hoặc ban đêm là dấu hiệu quan trọng trong định hướng nhiễm giun kim và việc tìm thấy giun trưởng thành hoặc trứng sẽ giúp xác định bệnh.
Giun kim cái có thể tìm thấy ở vùng da quanh hậu môn hoặc vùng âm hộ vào buổi tối, đôi khi xuất hiện trên bề mặt phân, dính trên đồ lót hoặc tã, giấy vệ sinh. Trứng giun kim hiếm khi xuất hiện trong phân (<5% trường hợp) vì vậy không dùng xét nghiệm phân để chẩn đoán bệnh. Phương pháp thích hợp nhất là tìm trứng ở vùng da quanh hậu môn bằng kỹ thuật Graham (Scotch tape). Kỹ thuật này được thực hiện vào buổi tối sau khi bệnh nhân đã ngủ vào giờ nhưng tốt nhất vào buổi sáng sớm khi bệnh nhân thức dậy, chưa làm vệ sinh: dung một đoạn băng keo trong dán thành vòng theo chiều dài cây đè lưỡi sao cho mặt dính của băng keo hướng ra ngoài. Áp mặt dính vào vùng da quanh ậu môn sau đó dán lên lam kính. Nhiều mẫu được lấy liên tiếp trong nhiều ngày sẽ cho kết quả cao hơn vì sự đẻ trứng không xảy ra đều đặn thường xuyên.
Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi sẽ thấy trứng giun kim chứa ấu trùng. Nếu trứng còn sống, ấu trùng sẽ chuyển động bên trong, nhất là khi kích thích bằng cách hơ hóng nhẹ lam kính. Nếu tiêu bản lẫn nhiều tạp chất, có thể nhỏ 1 giọt toluene hoặc xylene giữa lam kính và băng keo để làm trong mẫu bệnh phẩm.
Điều trị bệnh
Nhiễm giun kim là một bệnh giun sán dễ điều trị nhất vì đáp ứng tốt với các thuốc diệt giun nhưng đòi hỏi phải điều trị đồng thời các thành viên trong gia đình, tập thể. Tuy nhiên, do trứng lây nhiễm hiện diện ở vùng quanh hậu môn, đời sống giun kim ngắn nên việc rửa sạch vùng hạ bộ, âm hộ, đáy chậu mỗi sáng thức dậy cũng như thực hiện các biện pháp giữ vệ sinh cá nhân để ngăn ngườiừa tái nhiễm là vấn đề chủ yểu, không cần dùng thuốc, nhất là trong các trường hợp nhiễm nhẹ. Khi nhiễm nặng, có thể theo các phác đồ sau:
Mebendazole: liều duy nhất 100 mg.
Albendazole: liều duy nhất 400 mg hoặc chia l phần hai lần trong ngày.
Pyrantel – pamoate: liều duy nhất 10 – 11 mg/kg cơ thể (tối đa 1g).
Ivermectine: liều duy nhất 50 – 200 µg/kg hoặc 200 – 400 µg/kg chia l phần 2 liều trong ngày.
Một số thuốc như Levamisole (liều duy nhất 2,5 mg/kg cơ thể), Piperazine adipate (9mg/kg/ngày x 7 ngày) vẫn sử dụng ở nhiều nước.
Nên điều trị nhắc lại sau 1 đến 2 tuần để đạt hiệu quả tối ưu.
Phòng ngừa bệnh
Mức độ lây lan của bệnh giun kim rất cao do trứng dễ dàng phát tán vào không khí, sàn nhà và các vật dụng trong không gian sinh hoạt của bệnh nhân. Vì vậy dự phòng bệnh bao gồm các biện pháp ngăn ngườiừa mầm bệnh phát tán ra xung quanh cũng như nhiễm vào cơ thể. Việc rửa sạch vùng quanh hậu môn, đáy chậu mỗi sáng thức dậy là hành vi mang tính quyết định nhằm cắt đứt chu trình phát triển của giun kim. Ngoài ra, phải cắt ngắn móng tay, rửa tay trước khi ăn, không cho trẻ mặc quần trủng đáy, nên hút bụi hoặc lau nhà bằng khan ướt, tránh quét nhà, giặt sạch quần áo, chăn mền, chiếu gối, drap giường, đồ chơi… để giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trứng giun kim.
Liên hệ xét nghiệm và điều trị ký sinh trùng giun sán tại Phòng khám bệnh giun sán 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội. Giờ mở của từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày CN. Phòng khám do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng giàu kinh nghiệm thành lập, trực tiếp khám và điều trị bệnh giun sán, đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh./.
Bác sĩ. Lê Giang
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
ĐAU BẮP CHÂN DẤU HIỆU BỆNH NGUY HIỂM
Nam bệnh nhân 40 tuổi bị đau nhức bắp chân phải, khi đang đi khám thì đau ngực, khó thở cấp, bác sĩ phát hiện có huyết khối lan tỏa trong động mạch phổi.
Xem: 20106Cập nhật: 14.06.2023
Tại sao khám bệnh viện da liễu nhiều năm không hết ngứa?
Tại sao khám bệnh viện da liễu nhiều năm không hết ngứa? Xét nghiệm máu hoặc soi da bằng kính hiển vi có thể phát hiện được ký sinh trùng giun sán gây ngứa và...
Xem: 2948383Cập nhật: 12.06.2023
Địa Chỉ Chữa Bệnh Giun Sán Chó Uy Tín Tại Hà Nội
Địa chỉ điều chữa bệnh giun sán chó uy tín tại Hà Nội. Khoảng 5 năm nay, mẹ tôi tự nhiên xuất hiện ngứa toàn thân, gãi trầy xước da, càng gãi thì da càng...
Xem: 505933Cập nhật: 12.06.2023
SÁN TRONG NÃO GÂY RA CÁC TRIỆU CHỨNG NHƯ TÂM THẦN
Người đàn ông bị đau đầu dữ dội suốt 7 năm, rối loạn ý thức, khám nhiều nơi về thần kinh nhưng không đỡ, bác sĩ phát hiện sán làm tổ trong não.
Xem: 25805Cập nhật: 11.06.2023