Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Giun Tóc
Tác nhân gây bệnh là giun tròn (Trichuris trichiura), còn gọi là giun tóc vì có phần đầu mảnh như sợi tóc, cắm vào niêm mạc ruột già.
Phương thức nhiễm bệnh
Người nhiễm bệnh do nuốt phải trứng giun (qua tay bẩn, rau quả có nhiễm trứng giun). Sau khi nuốt phải trứng giun, trứng nở trong ruột non và phóng thích ấu trùng. Ấu trùng phát triển và thành giun trưởng thành (dài khoảng 4 cm) ở ruột già. Con cái bắt đầu đẻ trứng 60 đến 70 ngày sau khi bị nhiễm, mỗi ngày từ 3.000 đến 20.000 trứng. Giun trưởng thành sống được khoảng 1 năm.
Phân bố: là bệnh giun tròn phổ biến đứng hàng thứ ba ở người. Ước lượng tại Việt Nam có khoảng 18 triệu người mắc.
Triệu chứng: thường bệnh không có triệu chứng. Nếu bị nhiễm nặng, nhất là ở trẻ em, có thể gây đau bụng, tiêu chảy, sa trực tràng, thiếu máu và có thể làm chậm phát triển.
Chẩn đoán bệnh: xét nghiệm phân thấy trứng giun tóc.
Vì số lượng trứng có thể ít nếu bị nhiễm nhẹ, do đó nên dùng kỹ thuật tập trung trứng. Đôi khi có thể thấy giun trưởng thành khi soi hậu môn hay có thể thấy được nếu bị sa trực tràng.
Điều trị bệnh giun tóc
Có thể dùng một trong những thuốc sau đây:
Albendazole: 400 mg/ngày, 3 ngày (sau khi ăn).
Mebendazole: 100 mg/lần x 2 lần/ngày, 3 ngày.
Phòng bệnh giun tóc
Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cá nhân.
Rửa kỹ rau quả dưới vòi nước.
Tẩy giun định kỳ.
Liên hệ xét nghiệm và điều trị ký sinh trùng giun sán tại Phòng khám bệnh giun sán, 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội. Giờ mở của từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày CN. Phòng khám do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng giàu kinh nghiệm thành lập, trực tiếp khám và điều trị bệnh giun sán, đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh./.
Bác sĩ. Lê Giang
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Khi Bị Bệnh Hẹp Van Hai Lá Thì Cơ Thể Thay Đổi Như Thế Nào?
Khi Bị Bệnh Hẹp Van Hai Lá Thì Cơ Thể Thay Đổi Như Thế Nào? Bình thường, diện tích lỗ van hai lá khoảng 4-6cm. Khi van hai lá bị hẹp (do nguyên nhân nào đó, thường...
Xem: 22341Cập nhật: 28.12.2022
BỆNH GÚT
Bệnh Gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể lọc Axit uric trong máu, các tinh thể axit uric sẽ lắng đọng tích tụ trong khớp...
Xem: 29225Cập nhật: 18.12.2022
NGUYÊN NHÂN ĐAU CỘT SỐNG CỔ, CỘT SỐNG THẮT LƯNG
Đau cột sống cổ và cột sống thắt lưng là những lý do mà người bệnh đi khám phổ biến nhất, bao gồm đau cột sống cổ phía sau và đau thắt lưng, bệnh biểu...
Xem: 29831Cập nhật: 01.12.2022
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ GIUN ĐŨA, LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT ĐÃ MẮC GIUN ĐŨA
Giun đũa là một loại giun thân tròn có kích thước lớn. Giun cái dài 20 – 30 cm, giun đực 15 – 20 cm, thân hình ống, màu trắng sữa hay hồng nhạt.
Xem: 37458Cập nhật: 30.11.2022