Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Giun Xoắn
Bệnh giun xoắn ở người bị gây ra bởi một loại giun tròn tên là Trichinella spiralis. Nó có thể gây ra bệnh cảnh cấp tính trên một ký chủ ở cả giai đoạn trưởng thành và ấu trùng.
Là ký sinh trùng của loài hữu nhũ ăn thịt bao gồm Lợn, Bò và Chuột, nhưng ở trong thiên nhiên T. spiralis hiện diện ở các loài động vật khác nhau. Người bị nhiễm bệnh là do ăn thịt bò, lợn sống hay nấu chưa chín bị nhiễm, đặc biệt là dân ở các vùng sâu có thói quen ăn gỏi, ăn sống, ăn tiết canh. Mặc dù bò, lợn và các sản phẩm chế biến từ thịt bò, lợn thường là nguồn nhiễm bệnh cho người, đôi khi bị nhiễm do ăn phải thịt sống của vài loại thú hoang trên rừng. Chu trình hoàn chỉnh của T. spiralis thường xảy ra trên một ký chủ. Ký sinh trùng có thể lan truyền từ một động vật ăn thịt đang bị nhiễm sang một động vật khác cùng hay khác loại.
Triệu chứng nhiễm bệnh:
Triệu chứng bệnh rất đa dạng, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác. Sự đa dạng và độ nặng của bệnh tùy thuộc vào số giun ký sinh, tuổi, mô bị xâm lấn và sức đề kháng của người bệnh.
Biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất là phù, chủ yếu phù hốc mắt, phù môi, mí, đau cơ, nhức đầu, sốt, rối loạn hô hấp và tổng trạng kém. Một số bệnh nhân ngứa da, mề đay, mẩn ngứa quanh năm.
Bệnh giun xoắn là bệnh nhiễm duy nhất gây nên sốt liên tục, kéo dài nhiều tuần, tương tự như sốt thương hàn.
Cận lâm sàng thường cho thấy bạch cầu ái toan trong công thức máu tăng cao.
Bệnh thường chia thành ba giai đoạn lâm sàng tương ứng:
Giai đoạn xâm lấn ruột do giun trưởng thành: Bệnh nhân có thể bị tiêu chảy và sốt kéo dài, nhiều người bị cùng lúc.
Giai đoạn di chuyển của ấu trùng giun xoắn:
Tiền sử viêm dạ dày, có ăn thịt sống hay nấu chưa kỹ trước đó.
Phù mí mắt, mặt, viêm kết mạc.
Đau, sung cơ, sốt, đổ mồ hôi, mất ngủ, ngứa hoặc cảm giác kiến bò.
Giai đoạn ấu trùng kéo thành bọc và tự hồi phục:
Tổng trạng suy yếu, chậm chạp, mất phản xạ ở xương bánh chè và gân Achilles, viêm cơ tim.
Chẩn đoán bệnh:
Dựa vào lâm sàng: Trong trường hợp dịch bộc phát, phối hợp sốt, đau cơ, bạch cầu ái toan tăng cao, đủ để chẩn đoán là bệnh giun xoắn, nhưng thường được xác định sau đó bằng cách làm xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán.
Vòng đời của giun xoắn
Phương pháp trực tiếp:
Sinh thiết cơ: Đặc biệt là cơ nhai, cơ hoành, tốt nhất vẫn là chỗ cơ bị sung và cứng.
Công thức máu: cho thấy bạch cầu ái toan tang cao.
Phương pháp gián tiếp: Tìm kháng thể ấu trùng giun xoắn trong huyết thanh bằng thử nghiệm phường pháp ELISA với kháng nguyên được điều chế từ ấu trùng ở giai đoạn 1 gây nhiễm ở chuột phòng thí nghiệm.
Điều trị bệnh:
Điều trị triệu chứng: Cân bằng nước và điện giải, giảm đau, hạ sốt, nằm nghỉ, và corticoids ( (prednisoprednisolone 50 g/ngày), đặc biệt trong những trường hợp nặng để ngăn ngừa những triệu chứng sốc.
Điều trị đặc hiệu:
Mebendazole 200 – 400 mg x 3 lần/ngày, uống 3 ngày, sau đó 400 – 500mg x 3 lần/ngày, uống 10 ngày.
Albendazole 400mgx 3 lần/ngày, uống 3 ngày, sau đó 400 – 500mg x 3 lần/ngày, uống 10 ngày.
Albendazole 400mg/ngày, uống 3 ngày, sau đó 800 mg/ngày, uống 15 ngày.
Thiabendazole 50 mg/kg/ngày, uống 5 ngày.
Các phác đồ trên được đề nghị sử dụng trong các giai đoạn bệnh ở ruột và ở cơ.
Các trường hợp nhiễm nhẹ thì không cần điều trị.
Phòng ngừa bệnh:
Tương đối khó đối với các xứ nhiệt đới, bao gồm các biện pháp: Kiểm soát trại chăn nuôi và lò sát sinh.
Giáo dục vệ sinh ăn uống cho từng cá nhân và cộng đồng: Không nên ăn thịt bò, heo hoặc thịt rừng chế biến tái hoặc chưa chín kỹ.
Liên hệ khám bệnh giun sán tại Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng, 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội. Thời gian mở của từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày CN. Phòng khám do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng giàu kinh nghiệm trực tiếp khám và điều trị bệnh, đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh./.
Bác sĩ. Nguyễn Ánh
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Tổng Quan Về Nhiễm Sán Lá
Sán lá là loài giun dẹp ký sinh. Có rất nhiều loài sán lá. Các loài khác nhau có xu hướng lây nhiễm các bộ phận khác nhau của cơ thể.
Xem: 17457Cập nhật: 14.12.2023
10 Dấu Hiệu Bạn Có Thể Có Ký Sinh Trùng
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và thậm chí đau đớn. Các vấn đề về tiêu hóa không...
Xem: 18160Cập nhật: 08.12.2023
Dấu Hiệu Nào Cảnh Báo Mắt Nhìn Mờ Do Nhiễm Ký Sinh Trùng Giun Sán
Dấu Hiệu Nào Cảnh Báo Mắt Nhìn Mờ Do Nhiễm Ký Sinh Trùng Giun Sán
Xem: 28463Cập nhật: 06.12.2023
Bị Ngứa Da, Nổi Mề Đay, Dị Ứng Lâu Ngày Cần Làm Xét Nghiệm Gì Tìm Nguyên Nhân?
Bị Ngứa Da, Nổi Mề Đay, Dị Ứng Lâu Ngày Cần Làm Xét Nghiệm Gì Tìm Nguyên Nhân? Ngứa do giun sán nổi thành mảng trên da, gãy lâu ngày thành mảng đen khi trú ở...
Xem: 64453Cập nhật: 02.12.2023