Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Ký Sinh Trùng Trên Mèo
Tác nhân gây bệnh là ấu trùng của ký sinh trùng trên mèo (Toxoplasma Gondii), là một loại kí sinh chủ yếu trong ruột mèo. Mèo là vật chủ chính như (mèo nhà, mèo hoang, mèo rừng).
Phương thức nhiễm bệnh:
Khi mèo nhiễm Toxoplasma gondii trong phân mèo sẽ chứa hàng triệu kén hợp tử Toxoplasma gondii, kén hợp tử phát tán ra môi trường, và tồn tại ở trong nước, rau, quả và lây nhiễm cho con người trong vòng vài ngày qua đường tiêu hóa. Ngoài ra còn phát hiện kén hợp tử có ở trong các loại thịt tái sống như thịt heo, thịt cừu,… Tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm ký sinh trùng mèo Toxoplasma gondii không kể có nuôi mèo hay không nuôi mèo.
Phân bố của bệnh:
Kết quả điều tra cho thấy bệnh Toxoplasma gondii gặp ở tất cả các nước trên thế giới, số ước tính cho thấy trên 30% dân số bị nhiễm. Ví dụ, ở Đức và Pháp hầu hết mọi người đều mang ký sinh trùng. Hơn 60 triệu người ở Hoa Kỳ được chẩn đoán là bị nhiễm bệnh.
Triệu chứng bệnh:
Bệnh thường diễn biến âm thầm không có triệu chứng, chỉ phát hiện bệnh tình cờ khi làm xét nghiệm máu. Một số trường hợp có biểu hiện như ngứa da, nổi mề đay, dị ứng. Ngoài ra có thể dẫn đến mỏi cơ, đau nhức các bắp thịt,…Ở phụ nữ mang thai nếu nhiễm Toxoplasma gondii có thể truyền bệnh cho con qua nhau thai và nhiều biểu hiện nguy hiểm: Dị tật bẩm sinh, tổn thương mắt bẩm sinh, sẩy thai hoặc thai chết lưu.
Chẩn đoán bệnh:
Bệnh Toxoplasma thường diễn biến âm thầm, ít có triệu chứng (ngứa da nổi mề đay, mờ mắt, giảm thị lực, ngứa mắt..) , một số người được chẩn đoán phát hiện sớm do tình cơ đi xét nghiệm máu kiểm tra ký sinh trùng, bằng phương pháp xét nghiệm huyết thanh và phát hiện kháng thể globulin miễn dịch IgG, IgM.
Điều trị bệnh:
Nguyên tắc điều trị Toxoplasma gondii là phối hợp các thuốc với nhau tạo tác dụng hiệp đồng, giảm thiểu tối đa tác dụng phụ của thuốc, khi dùng thuốc kháng sinh đặc trị cần phải kết hợp với bổ sung sắt và thuốc để bảo vệ tủy xương thì mới đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh.
Phòng bệnh:
Không nên ăn rau sống, thịt tái sống, ốc hấp không kỹ.
Không nên tiếp xúc đùa giỡn với mèo
Thu dọn phân thú vật nuôi
Không uống sữa chưa tiệt trùng
Cần mang bao tay, giầy, dép khi tiếp xúc với đất ô nhiễm.
Liên hệ xét nghiệm và điều trị ký sinh trùng mèo tại Phòng khám Ký sinh trùng, 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội. Giờ mở của từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày CN. Phòng khám do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng giàu kinh nghiệm thành lập, trực tiếp khám và điều trị bệnh giun sán, đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh./.
Bác sĩ. Lê Giang
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
CÁC NGUY CƠ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA LAO PHỔI
Lao phổi là thể bệnh hay gặp nhất hiện nay , nguồn lây bệnh lao cho người lành chủ yếu là người bệnh mắc lao phổi, đặc biệt là người bệnh có vi khuẩn tìm...
Xem: 20322Cập nhật: 06.07.2023
NGƯỜI PHỤ NỮ VUI MỪNG SAU KHI ĐƯỢC TRỊ KHỎI BỆNH SÁN CHÓ TOXOCARA
HÀ NỘI – Chị P.N.A 32 tuổi tại Long Biên, trải qua 8 năm ngứa dữ dội, mất ăn mất ngủ, gãi đến mức trầy xước da, da đổi màu sạm, bác sĩ khám sau đó chỉ...
Xem: 24062Cập nhật: 05.07.2023
SAU 8 NĂM CHỮA TRỊ NGỨA DA MẠN TÍNH NGƯỜI PHỤ NỮ MỚI BIẾT NHIỄM SÁN CHÓ TOXOCARA
HÀ NỘI – Chị P.N.A 32 tuổi tại Long Biên, trải qua 8 năm ngứa dữ dội, mất ăn mất ngủ, gãi đến mức trầy xước da, da đổi màu sạm, bác sĩ khám sau đó chỉ...
Xem: 23146Cập nhật: 05.07.2023
THỊT RÃ ĐÔNG CÓ NÊN ĐÔNG LẠI ?
Đông lạnh là cách hiệu quả để duy trì giá trị dinh dưỡng, chất lượng và hương vị của nhiều thực phẩm. Nếu thịt vừa rã đông lại đông lạnh ngay thì không...
Xem: 20145Cập nhật: 04.07.2023