Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Nấm Candida
Bệnh nấm Candida là một bệnh cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính do nấm men thuộc giống Candida, hầu hết thường là Candida albicans. Nấm Candida thường có sẵn ở trong cơ thể (phế quản, khoang miệng, ruột, âm đạo, vùng da quanh hậu môn), bình thường nó ở dạng hoại sinh không gây bệnh. Khi gặp được điều kiện thuận lợi sẽ chuyển sang ký sinh và gây bệnh cho người.
Các yếu tố thuận lợi để cho nấm Candida gây bệnh thường là: Phụ nữ có thai, bệnh đái đường, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, công việc thường xuyên tiếp xúc với nước, dùng kháng sinh hoặc Corticoid kéo dài,…
Chẩn đoán bệnh
Bệnh ở niêm mạc:
Tưa miệng: Gặp ở trẻ còn bú mẹ do pH tại chỗ thấp, trẻ suy dinh dưỡng và rối loạn tiêu hoá. Niêm mạc miệng lưỡi bị viêm đỏ sau xuất hiện nhiều giả mạc trắng. Có thể gặp bất cứ ở vị trí nào trong khoang miệng. Bệnh có thể thấy ở người lớn làm suy giảm miễn dịch. Triệu chứng cơ năng như trẻ đau rát , bỏ bú, người lớn thường đau rát, ăn uống kém.
Thực quản: Rất thường gặp trong các bệnh nấm xâm nhiễm vào niêm mạc. Bệnh nhân thường có biểu hiện như khó nuốt, trào ngược thực quản, có thể phối hợp với nhiễm nấm ở miệng. Chẩn đoán bệnh tốt nhất bằng nội soi, sinh thiết, nuôi cấy.
Viêm âm đạo: thường chiếm một tỷ lệ lớn trong các bệnh nhiễm trùng phụ khoa. Gặp nhiều hơn ở phụ nữ có thai, người bị đái đường, dùng kháng sinh kéo dài. Triệu chứng bệnh chủ yếu là gây ngứa âm hộ và ra nhiều khí hư trắng vón như cặn sữa. Những triệu chứng khác của bệnh gồm có hồng ban, rát bỏng ở âm hộ, đau khi quan hệ tình dục hoặc đái buốt. Khám niêm mạc âm đạo thì thấy viêm đỏ trên phủ giả mạc trắng.
Bệnh ở da và các cơ quan lân cận:
Viêm da: Gặp ở những người bị béo phì, ra nhiều mồ hôi, người tay chân phải tiếp xúc nước thường xuyên hoặc gặp ở trẻ em suy dinh dưỡng, viêm da quanh mông và sinh dục ở trẻ em không thay tã hoặc thường xuyên dùng bỉm. Tổn thương bệnh thường gặp ở vùng kẽ (cổ, chân, tay, kẽ mông, bẹn, nếp dưới vú,...) thành đám đỏ, trợt, láng bóng, ranh giới rõ kèm tổn thương vệ tinh. Ngứa nhiều, rát bỏng.
Viêm móng và quanh móng: liên quan tới nghề nghiệp như nhân viên phục vụ ăn uống, người bán cá, rau,… do thường xuyên tiếp xúc với nước. Triệu chứng thường là vùng da quanh móng viêm đỏ, da vùng chân móng tách khỏi bản móng, có thể nặn ra thấy mủ, móng bắt đầu tổn thương từ chân móng lan dần ra phai bờ tự do. Móng dần chuyển thành đục, xù xì, biến màu. Bệnh nhân có thể bị một hoặc vài móng, hiếm khi bị nhiễm tất cả các móng.
Bệnh ở nội tạng:
Hiếm gặp. Chỉ gặp ở những bệnh nhân bị suy kiệt, có bệnh mãn tính nặng, ung thư, dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc ức chế miễn dịch kéo dài, nhất là ở giai đoạn cuối của bệnh. Biểu hiện viêm màng trong tim, viêm màng não, viêm phổi, viêm ruột, gan lách, nhiễm nấm máu,… có thể dẫn đến tử vong.
Phương pháp điều trị bệnh
Xét nghiệm trực tiếp:
Tuỳ từng bệnh phẩm như là: dịch đờm, dịch âm đạo, vảy da, chất ngoáy họng,… Bệnh phẩm sẽ được soi tươi và nhuộm gram, eosin, hematoxylin tìm thấy nhiều tế bào men hình bầu dục, có chồi, có thể có sợi nấm giả.
Nuôi cấy:
Cấy bệnh phẩm vào môi trường Sabouraud có chloramphenicol để nhiệt độ 25 đến 28 độC, sau 1 đến 2 ngày, nấm mọc thành khuẩn lạc trắng đục như kem, tròn lồi và nhẵn bóng, kích thước to hơn khuẩn lạc vi khuẩn.
Định loại xác định Candida albicans:
Làm xét nghiệm với huyết thanh (Test mầm giá đậu).
Cấy nấm vào huyết thanh thỏ, để ở 37 độC trong 4 đến 6 giờ. Lấy huyết thanh mang đi soi tươi dưới kính hiển vi, nếu phát hiện nấm phát triển có ống mầm giống giá đỗ, đó là Candida albicans, nếu chỉ thấy có tế bào hạt men là các Candida khác.
Định danh trực tiếp Candida:
Bệnh phẩm thường được cấy trực tiếp trên môi trường Chromaga và dựa vào màu sắc khuẩn lạc để định danh vi nấm:
Màu trắng đến xanh lá cây: C. albicans
Màu xanh ánh kim: C. tropicalis
Màu hồng: C. krusei
Màu tím hoa cà: C.glabrata (bệnh nấm kẽ)
Test mầm giá.
Bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa ký sinh trùng để làm xét nghiệm và điều trị kịp thời. Chú ý không nên tự điều trị bệnh dẫn đến nhờn thuốc và sẽ có biến chứng tiêu hóa.
Liên hệ xét nghiệm và điều trị ký sinh trùng giun sán tại Phòng khám bệnh giun sán, 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội. Giờ mở cửa từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày CN. Phòng khám do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng giàu kinh nghiệm thành lập, trực tiếp khám và điều trị bệnh giun sán, đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh./.
Bác sĩ. Lê Giang
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Cách Trị Bệnh Dị Ứng Da Lâu Ngày Hiệu Quả Tại Phòng Khám Chuyên Khoa
Cách Trị Bệnh Dị Ứng Da Lâu Ngày Hiệu Quả Tại Phòng Khám Chuyên Khoa. Trong máu, ấu trùng Toxocara tiết ra chất độc gọi là dị nguyên lạ. Khi cơ thể phát hiện...
Xem: 268224Cập nhật: 25.05.2024
Chỉ Số Bạch Cầu Ưa Axit Tăng Cao, Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị?
Em chào Bác sĩ Đức, Phòng khám ký sinh trùng Ánh Nga ạ! Em bị mẩn ngứa, phát ban mề đay hơn hai năm không thấy giảm, em đi khám và có xét nghiệm máu ở Bv gần...
Xem: 13275Cập nhật: 30.04.2024
Chỉ Số Bạch Cầu Ái Toan Tăng Cao Có Phải Nhiễm Ký Sinh Trùng Không?
Chào Bác sĩ, em năm nay 35 tuổi, em bị mề đay, ngứa da dị ứng mỗi khi ra mồ hôi hoặc nóng, nhất là buổi chiều, đã hơn ba tháng mà không thấy giảm, em đi khám...
Xem: 17992Cập nhật: 20.04.2024
Hình Ảnh Siêu Âm Gan Có Nốt Âm, Có Phải Nang Sán Không?
Chào Bác sĩ, em năm nay 40 tuổi, em bị ngứa da mãn tính kéo dài gần năm năm nay không khỏi, da có lúc sạm và vàng da, đôi lúc đau mạn sườn phải, người thấy mệt...
Xem: 11270Cập nhật: 03.04.2024