Chẩn Đoán Và Điều Trị Viêm Hạch Do Toxocara
Bệnh Toxocara thường không điển hình được chẩn đoán xác định bằng phương pháp huyết thanh miễn dịch, để giúp phát hiện được những bệnh nhân bị nhiễm ấu trùng giun nhưng có những triệu chứng không rõ ràng, nên không xếp loại được vào nhóm thể bệnh nội tạng và thể ở mắt. Bệnh nhân thường có biểu hiện bệnh lý như đau bụng, ho, rối loạn giấc ngủ, kém phát triển kể cả tinh thần và thể lực, ăn uống kém, sốt, viêm hạch. Trên thực tế, có nhiều trường hợp bệnh nhân kết quả chẩn đoán huyết thanh dương tính nhưng không có triệu chứng lâm sàng điển hình của nhiễm bệnh giun đũa chó và hầu hết đều có dấu hiệu bạch cầu ái toan tăng nhẹ. Chẩn đoán bệnh trong trường hợp bệnh không điển hình tương đối khó vì triệu chứng lâm sàng vô cùng đa dạng, khả năng xảy ra ở nhiều cơ quan trong đó hiện nay đã có những trường hợp nhiễm Toxocara gây viêm hạch mà không được chú ý tới.
Cơ chế gây bệnh
Ấu trùng giun đũa chó tồn tại trong dòng máu sẽ xâm nhập theo dòng bạch huyết đến các hạch bạch huyết bằng đường máu hoặc lan từ vùng kế cận vào hạch gây nên phản ứng viêm tại hạch. Có thể gặp viêm hạch xuất tiết, viêm hạch mủ, viêm hạch hoại tử. Tuy nhiên trường hợp viêm hạch do ấu trùng giun đũa chó có độc tính thấp thì các triệu chứng lâm sàng thường nhẹ và diễn biến mãn tính. Hạch to và đau nhẹ, dần dần hạch bị xơ hóa và trở thành một cục cứng.
Chẩn đoán bệnh
Thường ở thể lâm sàng này chẩn đoán dựa vào lâm sàng tương đối khó vì triệu chứng không điển hình, khó phát hiện và khi phát hiện ra lại dễ chẩn đoán nhầm với bệnh khác như: Ung thư, viêm hạch do các nguyên nhân khác,… do vậy cần chú ý đến nhiều nguyên nhân khi thấy có triệu chứng hạch to.
Điều trị bệnh
Tùy thuộc vào hiệu giá kháng thể 1/800; 1/1600; 1/3200; 1/6400, có hay không có triệu chứng lâm sàng như ngứa da, nổi mề đay kết hợp với cả kết quả siêu âm hay chụp CT bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân.
Thuốc được sử dụng:
Thiabendazole
Dietylcarbamazine
Albendazole và các thuốc bôi ngoài da, dị ứng, trợ gan, nâng cao thể trạng.
Phòng bệnh
Bệnh không lây từ người sang người nên biện pháp phòng bệnh chủ yếu như:
Hạn chế tiếp xúc với chó đặc biệt là chó con như ôm, hôn, bồng, bế,...
Vệ sinh môi trường không để chó phóng bế bừa bãi.
Ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống.
Rủa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
Không đi chân đất.
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
BÉ VIÊM NÃO DO NHIỄM GIUN ĐŨA CHÓ MÈO
Em bé bốn tuổi được đưa vào Trung tâm Sản Nhi, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, cấp cứu trong tình trạng sốt cao, nôn nhiều, đau đầu vùng trán đỉnh.
Xem: 21752Cập nhật: 30.06.2023
NHIỄM SÁN CHÓ DO THÓI QUEN ĂN GỎI
Người đàn ông 37 tuổi, nhập viện vì đau ngực, bụng, bác sĩ phát hiện bị nhiễm sán và giun đũa, do thói quen ăn gỏi và nuôi chó mèo.
Xem: 22656Cập nhật: 30.06.2023
NGỨA 4 NĂM MỚI PHÁT HIỆN NHIỄM GIUN ĐŨA CHÓ MÈO
Người phụ nữ 48 tuổi, 4 năm qua ngứa dữ dội, gãi đến mức trầy xước, nhiễm trùng, bác sĩ khám phát hiện nhiễm giun đũa chó mèo.
Xem: 22523Cập nhật: 30.06.2023
HÚT THUỐC LÁ CÓ HẠI CHO HẦU HẾT MỌI CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ
Hút thuốc làm tăng nguy cơ đau tim, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và các rối loạn khác. Nicotine là chất gây nghiện có trong thuốc lá. Những...
Xem: 22850Cập nhật: 27.06.2023