CHẾ BIẾN HẢI SẢN ĐÚNG CÁCH ĐỂ KHÔNG NHIỄM GIUN SÁN
Hải sản là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe,tuy nhiên, khi chế biến các loại đồ ăn này cần đặc biệt lưu ý vì nguy cơ nhiễm bệnh do giun sán thường rất lớn.
Trong thịt cua biển sống có chứa nang trùng Lungfluke (một loại trùng hút máu phổi, còn gọi là đỉa phổi), nếu không được chế biến ở nhiệt độ cao mà ăn tái sống sẽ rất dễ mắc bệnh đỉa phổi. Chúng sẽ gây ho, khạc ra máu và có thể xâm nhập lên não, dẫn tới chứng co giật, thậm chí gây bại liệt…
Bên cạnh đó, các loại cá biển như cá voi, cá heo, cá thu, cá hồi…chứa rất nhiều ấu trùng giun tròn Anisakia. Nếu ăn phải các ấu trùng của giun trong cá biển thì vài giờ sau, bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, nôn và đau vùng thượng vị mỗi lúc một nặng, có khi đau bụng dữ dội kèm theo các phản ứng dị ứng…
Vì vậy, để loại bỏ nguy cơ gây hại của các loại giun sán có trong hải sản, các chuyên gia khuyến cáo, biện pháp phòng bệnh tốt nhất là “ăn chín uống sôi” vì hầu hết giun sán, trứng hay ấu trùng của chúng đều bị “tiêu diệt” ở nhiệt độ cao.
Khi sơ chế cá biển, nên loại bỏ nội tạng cá vì ấu trùng giun sán trong cá thường tồn tại dưới dạng giun xoắn hoặc cuộn chặt không màu thành các ổ tròn bên trong nội tạng.
Lưu ý : gỏi, nướng hay lẩu hải sản là các món được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, để giữ được các giá trị dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo không “rước” ấu trùng giun sán vào trong cơ thể, tốt nhất phải sơ chế cẩn thận các loại hải sản trước khi ăn.
Với cua biển, cần rửa sạch bằng cách lấy bàn chải cọ sạch các vật bẩn ở chân và càng cua hoặc ngâm cua vào trong nước muối khoảng vài tiếng, sau đó đem ra để ráo nước.
Các loại hải sản như nghêu, sò, ốc... nên được rửa sạch rồi ngâm trong nước khoảng 3-5 tiếng để chúng nhả hết cát và các chất bẩn bên trong rồi mới chế biến.
Có thể kết hợp ăn hải sản cùng gừng, tỏi, dấm chua vì chúng sẽ trung hòa tính hàn có trong hải sản, hạn chế việc đau bụng đi ngoài. Ngoài ra, tỏi sống, dấm chua còn có tác dụng diệt khuẩn rất tốt nên chúng sẽ giúp diệt trừ được phần nào các vi khuẩn có hại còn sót lại trong hải sản.
Có Phải Tất Cả Các Trường Hợp Xét Nghiệm Bệnh Sán Chó Dương Tính Đều Là Bị Bệnh?
Bệnh sán chó ở người có thật sự nguy hiểm. Ấu trùng sán chó nhiễm qua da thường tạo đường hầm ngoằn nghèo dưới da. Ấu trùng sán chó nhiễm qua đường miệng,...
Xem: 64051Cập nhật: 14.08.2020
Điều trị nổi mề đay do nhiễm ký sinh trùng
Nổi mề đay do mạt bụi nhà blomia tropicalis, Nổi mề đay do lông biểu mô của chó, mèo, gia cầm. Nổi mề đay do côn trùng, ký sinh trùng ký sinh ở dưới da. Nổi mề...
Xem: 68553Cập nhật: 11.08.2020
Phương pháp điều trị bệnh ký sinh trùng mèo
Bệnh ký sinh trùng mèo (Toxoplasma gondii) là bệnh do một loại ký sinh chủ yếu trong ruột mèo, khi chúng ta nuốt phải ấu trùng của chúng. Mèo là loại vật chủ chính...
Xem: 75996Cập nhật: 07.08.2020
Những dấu hiệu của bệnh giun sán cần biết
Nhiều người thường chủ quan cho rằng bệnh giun sán chỉ gây ngứa, viêm da nhưng có nhiều trường hợp chúng có thể di chuyển và phá hủy các bộ phận khác như...
Xem: 91384Cập nhật: 04.08.2020