CHÓ CẮN NGƯỜI TĂNG CAO KHI VÀO MÙA NẮNG NÓNG
Cũng giống như con người, chó cũng cáu kỉnh khi nhiệt độ và mức độ ô nhiễm không khí tăng cao.
Đặc biệt khi vào hè giai đoạn nắng nóng gay gắt từ tháng 6 đến hết tháng 7 hàng năm.
Trong thời gian gần đây xảy ra rất nhiều vụ chó tấn công con người vô cớ, nguyên nhân chủ yếu do chúng phải chịu nhiệt độ và mức ô nhiễm không khí rất cao, chúng không được hưởng mát như con người nên rất dễ nảy sinh cáu kỉnh, nổi điên và không kiểm soát được hành vi, đôi khi chúng trở nên mắc bệnh chó điên (dại).
Khi nước bọt của chó dại xâm nhập vào cơ thể con người qua vết cắn
sẽ rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.
Khuyến cáo người dân không thả chó chạy tự do,
khi cho chúng đi vệ sinh phải có xích và rọ mõm.
Giờ đây, các nhà nghiên cứu cho biết dường như có nhiều vết chó cắn hơn vào những ngày nắng nóng, ô nhiễm.
Theo các chuyên gia nghiên cứu, thuộc khoa phẫu thuật tại Trung tâm Phẫu thuật và Sức khỏe Cộng đồng và từ các bệnh viện, chúng ta cần cẩn trọng và tránh xa chúng khi ở giai đoạn vào hè có mức nhiệt tăng cao, nếu nuôi chúng thì cần có môi trường nhiệt độ mát mẻ, cho chúng tắm thường xuyên, uống nhiều nước, nhu cầu của chúng cũng giống như con người.
Đối với nghiên cứu mới, các nhà điều tra đã sử dụng dữ liệu về vết cắn của chó từ năm 2009 đến nay thì số vụ chó cắn được báo cáo, trung bình vài vụ mỗi ngày trong hơn 10 năm.
Khi các nhà nghiên cứu so sánh thông tin về vết cắn này với mức độ hạt vật chất mịn (PM2,5), ôzôn, nhiệt độ, tia UV và lượng mưa hàng ngày, họ nhận thấy rằng số vụ chó cắn tăng 11% vào những ngày có mức độ tia cực tím cao hơn; 4% vào những ngày nhiệt độ cao hơn; và 3% vào những ngày có nồng độ ôzôn tăng.
Vết cắn của chó giảm nhẹ, khoảng 1%, vào những ngày có lượng mưa cao hơn. Không có thay đổi nào được ghi nhận ở các vết chó cắn vào những ngày có mức độ ô nhiễm không khí PM2.5 cao hơn.
Những hồ sơ này không bao gồm thông tin về các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến nguy cơ bị chó cắn. Điều này có thể bao gồm giống, giới tính và liệu con chó đã bị triệt sản hay thiến. Dữ liệu cũng không bao gồm thông tin về các tương tác trước đó giữa con chó và nạn nhân bị cắn.
Các tác giả nghiên cứu lưu ý rằng: Những ngày nắng nóng, ô nhiễm cũng có liên quan đến sự gia tăng tính hung hăng ở khỉ, hay các vật nuôi khác.
Nguyên Nhân Gây Bệnh Sán Chó Ở Người
Bệnh sán chó ở người không phải là một căn bệnh hiếm gặp. Từ lâu chó luôn là động vật yêu quý và gần gũi với con người nhất, chính vì hay tiếp xúc với...
Xem: 89840Cập nhật: 06.02.2020
Phòng Chống Bệnh Sán Dây Lợn Như Thế Nào
Sán dây lợn trưởng thành có thân dẹp, màu trắng đục, dài từ 2-4 m, có khoảng 800-1000 đốt. Cấu tạo cơ thể gồm có đầu, cổ và thân đốt sán. Bên trong mỗi...
Xem: 67077Cập nhật: 05.02.2020
Những Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Sán Chó
Sán chó là một loại ký sinh trùng có tên khoa học thường gọi là Toxocara canis. Nhiễm sán chó là do ăn phải trứng của sán chó có ở trong phân của con chó. ..
Xem: 91521Cập nhật: 04.02.2020
Nguyên Nhân Và Cách Trị Nổi Mề Đay
Nổi mề đay do mạt bụi blomia tropicalis, Nổi mề đay do lông biểu mô chó, mèo, gia cầm, Nổi mề đay do côn trùng, ký sinh trùng ký sinh dưới da Nổi mề đay do bia rượu,...
Xem: 57511Cập nhật: 14.01.2020