Một số người có sở thích ăn các món thịt tái, hải sản sống mù tạt... nhưng không biết được có mối nguy hiểm nhiễm giun sán khi thực phẩm đã bị nhiễm Mặc dù ngon miệng nhưng các bác sĩ khuyên rằng chúng ta không nên ăn thịt sống vì chúng chứa rất nhiều mầm bệnh gây hại đến sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn nhé
Các món tái như phở tái, gỏi sống, tôm sống là những món ăn được rất nhiều người ưa chuộng. Vì họ cho rằng thịt còn tái thì mới giữ được hương vị tươi ngon ban đầu của nó chứ không như đồ ăn đã qua chế biến.
Tuy nhiên, theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, đồ ăn tái sống chứa rất nhiềm mầm bệnh gây hại đến sức khỏe mà bạn không lường trước được.
Ăn thịt tái thường xuyên, bạn rất có thể sẽ bị mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm các loại ký sinh trùng mà nước không thể rửa trôi được hết. Một số bệnh có thể mắc phải khi ăn thịt tái như giun xoắn, giun đầu gai, sán lá gan, sán lá ruột,…
Ngoài những bệnh ký sinh trùng, người ăn thịt tái sống còn có nguy cơ bị nhiễm trùng, nhiễm độc cấp tính, thường gặp nhất là thương hàn, dịch tả,…Nặng hơn là bệnh từ ngộ độc, ung thư,…Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của mình, tốt nhất bạn nên “ăn chín uống sôi”. Chỉ có nấu ở nhiệt độ cao thì mới có thể tiêu diệt hết những vi khuẩn, ký sinh trùng bám trên thực phẩm.
Một số lưu ý khi ăn thịt tái
Tốt nhất bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm còn tươi sống như rau sống, lẩu sống, bò tái, tiết canh, cá nướng, thịt nướng chưa chín kỹ. Nếu muốn ăn các món tái phải ngâm thức ăn vào giấm đậm đặc từ 5 tiếng trở lên. Còn trái cây, rau củ thì nên ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ hết những chất độc, vi khuẩn còn bám trên thực phẩm.
Nên ăn thực phẩm đã nấu chín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Không để thực phẩm sống và chín chung, không dùng chung dụng cụ chế biến. Rửa tay thật sạch trước và sau khi ăn để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
GIUN LƯƠN - TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU HIỆU
Nhiễm giun lươn là bệnh đặc hữu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, bao gồm các khu vực nông thôn của miền nam Hoa Kỳ, tại các địa điểm nơi da trần...
Xem: 56808Cập nhật: 07.01.2021
SÁN LỢN GẠO - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
Bệnh sán lợn gạo là bệnh truyền nhiễm ở mô gây ra bởi ấu trùng (cysticercus) sán dây lợn (Taeniasolium). Người nhiễm bệnh có thể có rất ít hoặc không có...
Xem: 93103Cập nhật: 04.01.2021
PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA SÁN MÁNG
Bệnh sán máng thường gặp ở các vùng nước ngọt, trẻ em và những người thường xuyên tiếp xúc với nước như nông dân, ngư dân sẽ có nguy cơ mắc cao. Ấu trùng...
Xem: 54243Cập nhật: 04.01.2021
BỆNH SÁN MÁNG LÀ GÌ? CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH SÁN MÁNG
Ký sinh trùng Sán máng có tên gọi khác là bilharzia, sán máng là một loại sán dẹt lấy các chất dinh dưỡng từ máu và có thể xâm nhập ra tất cả bộ phận nội...
Xem: 52535Cập nhật: 04.01.2021