Có Nên Quá Lo Lắng Khi Nhiễm Bệnh Sán Chó Mèo Toxocara?
Ấu trùng giun đũa chó mèo hay còn gọi là bệnh sán chó Toxocara nhiễm cho người qua đường miệng rồi sau đó chúng di chuyển vào trong máu có thể gây ra một số triệu chứng ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên không nên quá lo lắng khi bị nhiễm bệnh giun đũa chó mèo vì hiện nay bệnh có thể điều trịikhỏi hoànitoàn (Chia sẻ của BS CK II: Bùi Nam Hải, Phòng khám quốc tế Ánh Nga, Chuyên khoa ký sinh trùng)
Ảnh hưởng của bệnh sán chó Toxocara đối với sức khoẻ như thế nào?
Trong thời gian qua Phòng khám ký sinh trùng Ánh Nga đã khám và điều trị cho hàng chục nghìn lượt bệnh nhiễm ấu trùng sán chó Toxocara, phần lớn là bị ngứa da rồi tới khám, kết quả điều trị sau một đến hai đợt thì tình trạng mẩn ngứa cũng được đẩy,lùi. Tuy nhiên cũng đã ghi nhận trường hợp tử vong trước khi được can thiệp thuốc diệt ký sinh trùng và cũng ghi nhận trường hợp bị mù một bên mắt diễn ra trong thời gian rất ngắn, từ một người mắt nhìn bình thường nhưng chỉ trong một vài ngày đã mất thị lực hoàn toàn.
Khi nhiễm vào trong máu ấu trùng mang theo vi trùng gây hại cho cơ thể, trong dòng máu ấu trùng có thể gây tắc mạch, gây u não, u gan, viêm cơ tim. Ở trẻ em thường gặp thể ấu trùng di chuyển đến mắt ảnh hưởng thể chất của trẻ và khả năng nhận thức.
Những ảnh hưởng của sán chó Toxocara là rất mơ hồ và giống các bệnh lý khác, chúng gây tổn thương nội tạng, mắt và thần kinh với những thể bệnh sau:
Thể thông thường
Ở người lớn thường gây mẩn ngứa da, phát ban, nổi mề đay, dị ứng, mất ngủ, mệt mỏi, đầy bụng, khó tiêu, xét nghiệm máu tăng nồng độ kháng thể chống sán chó Toxocara, tăng bạch cầu toan tính và tăng nồng độ IgE toàn phần.
Ở trẻ em gây mẩn ngứa, đau nhức đầu, chán ăn, ngủ lịm, rối loạn hành vi và giấc ngủ, viêm họng, viêm phổi, ho, nhức mỏi chân tay, gan to.
Hậu quả ở người lớn và trẻ em là biến đổi màu da, da trở nên thô ráp sạm màu lâu ngày khiến da sần sùi, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống.
Thể thông thường được coi là nhẹ nhưng vẫn có nguy cơ chuyển thành thể nặng. Thể thông thường phần lớn là gây ngứa ở da. Tuy nhiên không phải ai bị ngứa da cũng đều là do giun sán, bởi vì bệnh ngứa có nhiều nguyên nhân, trong đó có bệnh di truyền, bệnh về nội tiết, dị ứng thức ăn, bệnh tiểu đường, dị ứng thời tiết.
Cách khắc phục trước mắt là nên khám bác sĩ nội tiết, bác sĩ da liễu hoặc uống thuốc dị ứng một vài ngày sẽ tự,khỏi. Chỉ ưu tiên khám bác sĩ ký sinh trùng khi bệnh mẩn ngứa da kéo dài, chữa trị nhiều lần không hiệu quả, bệnh tái đi tái lại.
Thể ấu trùng sán chó Toxocara di chuyển nội tạng (VLM)
Ấu trùng Toxocara xâm nhập vào gan, tim, phổi, thận, cơ,… người bệnh cảm thấy thấy mệt mỏi, chán ăn, ngây ngấy sốt, đau tức ngực, thở dạng hen suyễn, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, gan to, lách to.
Ít ghi nhận sán chó Toxocara gây tử vong ở thể này, khi tổn thương nội tạng có thể quan sát thấy qua siêu âm với hình ảnh khối u trong gan, chụp XQ có thể thấy ổ ấu trùng trong cơ bắp, triệu chứng toàn thân có thể xuất hiện mệt mỏi, đau cơ. Với thể ấu trùng di chuyển nội tạng nếu số lượng ấu trùng nhiều rất dễ chuyển sang thể nặng. Sau khi điều trị bằng thuốc diệt ký sinh trùng ổ ấu trùng sẽ bé lại và các tổ chức mô gan, mô cơ sẽ tự làm lành ổ viêm và khối u sẽ không còn xuất hiện ở lần siêu âm sau, thời gian này là khoảng 2 đến 3 tháng.
Thể ấu trùng sán chó Toxocara di chuyển đến mắt (OT)
Thường gặp ở trẻ em 5 đến 10 tuổi, ấu trùng sán chó Toxocara xâm lấn vào võng mạc mắt ngoại vi và thủy tinh thể, có thể gây ra 03 hội chứng ở mắt bao gồm: Viêm nội nhãn do ấu trùng sán chó lan tỏa, viêm thần kinh võng mạc bán cấp ngoại vi loan tỏa một bên. Bệnh lý về thần kinh vận động mắt, đau nhức mắt. Viêm mạch màng đệm do nhiễm ấu trùng sán chó trong mắt kéo dài.
Bệnh ấu trùng sán chó thường gây tổn thương một bên mắt
Thể thần kinh (NT) gây ảnh hưởng đến não và tủy sống
Đau nhức đầu thường xuyên, suy nhược, đau lưng, tê tay, tê chân, hay quên, lú lẫn, mệt mỏi, suy giảm thị lực, động kinh, rối loạn thần kinh, sa sút trí tuệ và trầm cảm.
Ấu trùng sán chó di chuyển đến mắt, đến não,… khi bị mờ mắt giảm thị lực, đau đầu, tê tay, mẩm ngứa nếu đã thăm khám bác sĩ chuyên khoa về mắt, thần kinh, da liễu không hiệu quả thì khi đó nên quan tâm đến khám xét nghiệm bệnh giun sán.
Phương pháp chẩn đoán bệnh sán chó Toxocara.
Xác định sự hiện diện của ấu trùng sán chó Toxocara dựa vào các thể lâm sàng kết hợp với xét nghiệm ký sinh trùng đặc hiệu dựa trên kháng nguyên bài tiết của ấu trùng sán chó Toxocara để chẩn đoán bệnh
Điều trị bệnh sán chó Toxocara
Không sử dụng một hai viên thuốc cho bệnh nhân để điều trị bệnh sán chó Toxocara, như vậy là chưa đủ liệu trình, chưa yên tâm khỏi,bệnh, vì trị bệnh ấu trùng sán chó Toxocara trong máu không giống như điều trị bệnh giun sán trong đường ruột, cần có thời gian và liệu trình sử dụng thuốc phù hợp.
Tuyệt,đối không nên sử dụng thuốc liều thấp lặp đi lặp lại khiến ấu trùng kháng thuốc, nguy hiểm hơn nếu ấu trùng ở trong não có thể gây viêm mạch máu não, viêm thần kinh thị giác, viêm màng não - rễ, dẫn đến hàng loạt các tổn thương về nhận thức và vận động, khi đó cần phải phẫu thuật sẽ gây đau đớn và tốn kém.
Thời gian điều trị bệnh sán chó Toxocara là bao lâu?
Điều trị bệnh sán chó Toxocara cũng đồng,thời điều trị những triệu chứng mà độc tố của ấu trùng sán chó gây ra đối với cơ thể. Thời gian điều trị bệnh sán chó từ 1 đến 2 tuần, có thể lặp lại liều sau 1 tháng đối với trường hợp nhiễm nặng, lượng ấu trùng trong máu cao có tổn thương nội tạng. Sau khi loại,bỏ ấu trùng trong cơ thể các dấu hiệu của bệnh sán chó gây ra như mẩn ngứa da, nổi mề đay, dị ứng, đau đầu, mệt mỏi,...sẽ dần dần lui bệnh.
Sau điều trị Toxocara 2 tuần bệnh mẩn ngứa được cải thiện rõ rệt
Trên đây là trường hợp điển hình của ngứa do giun đũa chó Toxocara, tuy nhiên phần lớn là không ngứa nặng như vậy, đa số là mẩn ngứa nhẹ xuất hiện từng cơn và mức độ tổn thương da cũng nông hơn, đôi khi chỉ nhìn thấy ửng đỏ mờ trên da nhưng ngứa thì nhiều, hầu như mọi người đều có chung biểu hiện là châm chích nóng rát ở da.
Trong thời gian điều trị ấu trùng sán chó Toxocara anh, chị ăn uống sinh hoạt bình thường, không nhất thiết phải ăn kiêng quá nhiều để đảm bảo chất dinh dưỡng cho cơ thể, nên ăn chín uống chín và tuân thủ liệu trình, uống thuốc đúng giờ, tái khám đúng hẹn. Không sử dụng rượu bia, không hút thuốc lá, sau khi điều trị cần quan tâm đến vệ sinh phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và các thành viên trong gia đình.
Nhiễm bệnh sán chó Toxocara không quá nguy hiểm tuy nhiên chúng ta cũng không nên chủ quan vì đã ghi nhận một số trường hợp tử vong do không được phát để chữa trị kịp,thời hoặc do hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện để đi lên thành phố chữa bệnh. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin về bệnh ngứa do ký sinh trùng giun sán để có thêm kinh nghiệm lựa chọn nơi thăm khám phù hợp.
Trên đây là những thông tin mớiinhất về bệnh giun đũa chó Toxocara. Nếu bị mẩn ngứa da, nổi mề đay kéo dài ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đến hiệu quả lao động, đến chất lượng cuộc sống và để có cơ sở chữa trị dứtlđiểm, loạittrừ nguyên nhân gây ngứa, cải thiện sức khỏe. Anh chị có thể liên hệ Phòng khám Quốc tế Ánh Nga Chuyên khoa ký sinh trùng để xét nghiệm và điều trị.
Bs. Nguyễn Văn Đức
PHÒNG KHÁM ÁNH NGA HÀ NỘI
TRỊ BỆNH NỘI KHOA THÔNG THƯỜNG DO GIUN SÁN
Mẩn ngứa da, dị ứng, mề đay do giun sán
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
ĐỐI TƯỢNG CHỐNG CHỈ ĐỊNH DÙNG THUỐC MOLNUPIRAVIR
Bộ Y tế hướng dẫn đối tượng sử dụng thuôc molnupiravir cho F0 nhẹ trong vòng 5 ngày tính từ thời điểm có triệu chứng, không khuyến cáo với phụ nữ mang thai,...
Xem: 30428Cập nhật: 27.02.2022
KHI SỬ DỤNG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CẦN BIẾT
Hiện nay có rất nhiều dạng thực phẩm chức năng được quảng cáo rất nhiều trên thị trường với đa dạng các hình thức và công dụng khác nhau. Do đó, câu hỏi...
Xem: 31178Cập nhật: 24.02.2022
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM KHI NÀO CẦN PHẪU THUẬT
Đa số người bị thoát vị đĩa đệm đều không cần phải phẫu thuật. Ngoài uống thuốc, bệnh nhân có thể được trị liệu bằng nhiều phương pháp khác nhau để...
Xem: 31488Cập nhật: 21.02.2022
NHẬN BIẾT VÀ CÁCH PHÒNG THIẾU MÁU DINH DƯỠNG
Thiếu máu là tình trạng lượng huyết cầu tố hay khối hồng cầu thấp hơn giới hạn bình thường của người cùng lứa tuổi. Mỗi độ tuổi nếu bị thiếu máu...
Xem: 30189Cập nhật: 18.02.2022