Có phải tất cả các trường hợp xét nghiệm bệnh sán chó dương tính đều là bị bệnh?
Bệnh sán chó là gì? Nhiễm sán chó có nguy hiểm không? Có phải tất cả các trường hợp xét nghiệm máu dương tính là đều bị bệnh? Những thông tin chia sẻ sau đây từ các bác sĩ chuyên khoa nội ký sinh trùng sẽ cho bạn góc nhìn đầy đủ hơn về căn bệnh này.
Bệnh sán chó là gì?
Ấu trùng Toxocara nhiễm cho người, nguồn lây nhiễm chủ yếu do phân chó và mèo phát tán ra môi trường đất. Khoảng 80% nguồn bệnh từ phân chó nên thường gọi là bệnh sán chó Toxocara. Khi tồn tại trong môi trường đất ấu trùng nhiễm cho rau, củ, nguồn nước và lây cho động vật ăn cỏ.
Nguyên nhân nhiễm bệnh sán chó Toxocara là gì?
Người bị nhiễm ấu trùng sán chó Toxocara do ăn rau sống, thịt bò, cừu, gà, dê, heo nấu không kỹ. Người cũng bị nhiễm sán chó do tiếp xúc đùa giỡn với chó, mèo. Người chơi thể thao, người là vườn có thể bị nhiễm ấu trùng sán chó qua da khi tiếp xúc với đất, cát nhiễm ấu trùng.
Nhiễm bệnh sán chó Toxocara có nguy hiểm không?
Ấu trùng sán chó nhiễm qua da thường tạo đường hầm ngoằn nghèo dưới da. Ấu trùng sán chó nhiễm qua đường miệng, khi xuống ruột, chúng sẽ xuyên qua thành ruột vào máu và di chuyển đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Nguy hiểm nhất là chúng di chuyển đến mắt và não gây bệnh sán não, sán mắt là biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Chu trình nhiễm bệnh sán chó Toxocara ở người
Người bị nhiễm sán chó Toxocara thường gây dị ứng, mẩn ngứa da, ngứa da tái đi tái lại và chỉ bớt khi chữa trị da liễu, hết thuốc ngứa bệnh lại tái phát. Nhiễm sán chó lâu ngày có thể gây sạm da, da có biểu hiện thô ráp, kém mịn ở phụ nữ.
Có phải tất cả các trường hợp xét nghiệm sán chó dương tính đều là bị bệnh?
Do một tỷ lệ nhất định phản ứng chéo gây ra sai lệch trong kết quả xét nghiệm máu. Cho nên, không phải tất cả các trường hợp xét nghiệm máu dương tính với Toxocara đều là bị bệnh sán chó. Do đó, để chẩn đoán chính xác trước khi điều trị cần xét nghiệm máu và thăm khám bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm. Chẩn đoán bệnh sán chó ngoài xét nghiệm máu, cần phối hợp triệu chứng lâm sàng, kết hợp với yếu tố dịch tễ như, thói quên ăn uống
Một số dấu hiệu gợi ý nhiễm bệnh sán chó Toxocara
Ở những người có thói quen ăn rau sống, phở bò tái, thực phẩm tái sống, người sống ở khu vực nuôi chó mèo thả rong, trẻ em chơi trò chơi tiếp xúc với đất, trẻ có thói quen ngậm mút ngón tay, khi có những dấu hiệu sau đây nên xét nghiệm kiểm tra bệnh giun sán, trong đó có bệnh sán chó Toxocara ở người
Luôn có cảm giác mệt mỏi, mất ngủ hoặc khó ngủ
Hay quên, hay cáu gắt, làm việc kém tập trung
Mẩn ngứa da, nổi mề đay dị ứng
Đôi khi có đau bụng, sốt nhẹ, rối loạn tiêu hóa, ăn không ngon
Có biểu hiện tê bì chân tay, rối loạn thần kinh, đau nhức đầu khi ấu trùng di chuyển đến não.
Mắt nhìn mờ, thường mờ một bên, nhìn mây, giảm thị lực
Một số hình thái tổn thương da do nhiễm sán chó. Nguồn benhgiunsan.com
Xét nghiệm nhanh chẩn đoán bệnh sán chó Toxocara
Xét nghiệm máu bằng phương pháp miễn dịch ELISA ủ OD giảm thiểu dương tính giả và phản ứng chéo trong chẩn đoán bệnh ấu trùng giun đũa chó (sán chó Toxocara) trong máu, là phương pháp hỗ trợ chẩn đoán ưu điểm nhất hiện nay. Cho kết quả nhanh và chính xác cao.
Phương pháp này thực hiện nhanh và đơn giản, không cần chụp chiếu, không xâm lấn, không gây đau đớn. Mục đích của phương pháp xét nghiệm này là tìm kháng thể của cơ thể chống lại kháng nguyên của ấu trùng sán chó Toxocara tiết ra trong máu. Xét nghiệm bệnh sán chó có thể thực hiện ở trẻ trên hai tuổi và người lớn
Điều trị bệnh sán chó Toxocara ở người bao lâu khỏi bệnh?
Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh, giám đốc phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng Ánh Nga. Điều trị bệnh sán chó Toxocara ở người không khó, sử dụng diệt ký sinh trùng phối hợp thuốc kháng viêm theo thể bệnh, có thể dứt bệnh sau 7 đến 15 ngày, lặp lại liều khi cần thiết.
Tuy nhiên bác sĩ Ánh cho hay là không nên chủ quan vì nếu không được chữa trị triệt để ấu trùng có thể gây ngứa da dai dẳng, gây tổn thương nội tạng và gây đau nhức đầu, tổn thương não nếu chúng di chuyển đến não.
Liên hệ khám và điều trị bệnh giun sán. Mời bạn tới Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng Số 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội. Là phòng khám bệnh giun sán uy tín tại Hà Nội, do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng thành lập, trực tiếp khám và điều trị bệnh giun sán và các bệnh mẩn ngứa da, dị ứng do giun sán gây ra. Đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh./.
Bác sĩ: Nguyễn Mỹ Hạnh
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
BIẾN CHỨNG SAU TIÊM SILICON
Tai và bàn tay của người phụ nữ 46 tuổi, bị sưng tấy, đau nhức sau vài tháng tiêm silicon để có dái tai dài như tai Phật và bàn tay búp măng.
Xem: 21192Cập nhật: 30.06.2023
BÉ VIÊM NÃO DO NHIỄM GIUN ĐŨA CHÓ MÈO
Em bé bốn tuổi được đưa vào Trung tâm Sản Nhi, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, cấp cứu trong tình trạng sốt cao, nôn nhiều, đau đầu vùng trán đỉnh.
Xem: 21984Cập nhật: 30.06.2023
NHIỄM SÁN CHÓ DO THÓI QUEN ĂN GỎI
Người đàn ông 37 tuổi, nhập viện vì đau ngực, bụng, bác sĩ phát hiện bị nhiễm sán và giun đũa, do thói quen ăn gỏi và nuôi chó mèo.
Xem: 22866Cập nhật: 30.06.2023
NGỨA 4 NĂM MỚI PHÁT HIỆN NHIỄM GIUN ĐŨA CHÓ MÈO
Người phụ nữ 48 tuổi, 4 năm qua ngứa dữ dội, gãi đến mức trầy xước, nhiễm trùng, bác sĩ khám phát hiện nhiễm giun đũa chó mèo.
Xem: 22747Cập nhật: 30.06.2023