Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, nhiều người đã tìm kiếm trên mạng các cây thuốc có sẵn ở địa phương, đang được nhiều người quan tâm sử dụng. Rất nhiều người chia sẻ tăng sức đề kháng trong mùa dịch bằng cách uống : Chanh, sả , gừng , thêm đường hoặc mật ong uống. Tuy nhiên, khi dùng các loại cây thuốc này người bệnh COVID-19 cần hết sức thận trọng, bởi nếu dùng không đúng lợi bất cập hại.
1. Công dụng của quả chanh
Theo Đông y dịch quả chanh có vị rất chua, tính mát. Tác dụng thanh nhiệt, tiêu thực, chống viêm… trị chứng nội nhiệt, miệng khô khát, đau đầu, chóng mặt, khó ngủ, tăng huyết áp, chảy máu cam, chứng cảm cúm, đau đầu, phát sốt, các chứng liên quan đến nóng sốt, viêm nhiễm. Chanh vị chua, tính hàn, không độc, thông kết, tiêu đàm, bớt nôn, giảm khô khát, trừ phong, dạ dày co thắt, trị mụn lở, bướu cổ….
Hạt quả chanh, vỏ quả chanh đều có vị cay đắng, tính ấm, không độc. Tác dụng ấm dạ dày, ích can, trợ trung tiêu, tiêu thức ăn, hạ khí, trừ uế khí, tiêu đàm, bớt ho, nhẹ ngực....
Chanh là loại trái cây rất giàu vitamin C, dưỡng chất tăng sức đề kháng của cơ thể để chống lại bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc.
Theo tính vị của dịch quả chanh vị rất chua, tính hàn, thanh nhiệt, dưỡng âm, dùng thích hợp với người vốn âm hư nội nhiệt hỏa thịnh, bị COVID-19 biểu hiện nóng sốt, khô khát, ho khan, đàm vàng, sốt đau đầu, mệt mỏi…
Nếu bên trong cơ thể nội nhiệt "nóng" gây tích nhiệt khiến viêm sưng nặng hơn. Khi uống chanh mát giúp bên trong hết "nóng" cũng là cách ức chế vi khuẩn, virus phát triển. Đồng thời khi nhiệt tà thanh giải từ đó nóng sốt viêm sưng, huyết ứ cũng giảm, chứng ho, đau tức ngực, khó thở, đau đầu, chóng mặt, nhức mỏi và các chứng liên quan huyết ứ huyết nhiệt cũng đều giảm.
Theo tính vị vỏ quả chanh và hạt quả chanh có vị cay đắng tính ấm, dùng thích hợp người vốn tỳ phế hàn thấp, biểu hiện sốt sợ lạnh, ho đàm nhiều, đờm loãng, ho tức ngực, bụng đầy, ăn chậm tiêu, các chứng tỳ phế khí hư, ho đàm ũng trệ, ngực sườn đầy tức đều tốt.
2. Những lưu ý khi dùng chanh
Hạn chế dùng nước dịch quả chanh cho người biểu hiện sợ lạnh, sợ gió, ho đờm loãng, tay chân lạnh, da mét, đoản hơi do khí hư nội hàn thấp. Trường hợp này nên dùng vị tác dụng ích khí giải biểu hóa đàm. Nếu dùng chanh mát thanh nhiệt, hệ lụy ảnh hưởng đến dương khí.
Trường hợp đang sốt cao tự nhiên mồ hôi ra đầm đìa, tay chân giá lạnh thoát dương huyết áp tụt, lúc này cần ôn ấm hồi dương, nếu uống nước chanh mát thanh nhiệt dễ bị thoát dương nặng thêm, bệnh trầm trọng hơn.
Người hư nhược, già yếu xuất huyết nhiều nơi do khí hư không cố nhíp được huyết. Phép trị chủ yếu bổ khí nhiếp huyết cũng không nên dùng nước chanh.
3 LOẠI THỰC PHẨM TIỀM ẨN NHIỀU GIUN SÁN NHẤT
Tiết canh, ốc, rau sống..là những loại thực phẩm tiềm ẩn nhiều loại giun sán nhất
Xem: 47158Cập nhật: 15.11.2020
RỬA RAU SỐNG ĐÚNG CÁCH ĐỂ KHÔNG BỊ NHIỄM GIUN SÁN
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng việc ăn rau sống là cách hiệu quả nhất để bảo tồn các loại vitamin có sẵn trong rau.
Xem: 52404Cập nhật: 15.11.2020
GIUN SÁN THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM
Khi trẻ bị giun sán nếu không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến một số biểu hiện về rối loạn tiêu hóa, chán ăn, suy dinh dưỡng, thiếu máu...Trẻ em là...
Xem: 47303Cập nhật: 14.11.2020
Những người tuyệt đối không nên ăn lòng lợn kẻo hại thân
Lòng lợn là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được lòng lợn. Có những nhóm người tuyệt đối không nên ăn lòng lợn bởi...
Xem: 58535Cập nhật: 14.11.2020