Ký sinh trùng đường ruột là gì?
Ký sinh trùng đường ruột cư trú trong đường tiêu hóa của con người hoặc động vật (được gọi là vật chủ). Chúng bám vào thành ruột và sinh trưởng bằng nguồn thức ăn của vật chủ. Nguyên nhân nhiễm ký sinh trình đường ruột thường do vấn đề vệ sinh, nguyên nhân này rất phổ biến ở các nước kém phát triển.
Nguyên nhân nhiễm ký sinh trùng đường ruột?
Ký sinh trùng xâm nhập vào ruột do ăn uống không sạch hoặc tiếp xúc với đất nhiễm bệnh, phân của người hoặc động vật bị nhiễm ký sinh trùng. Khi vào bên trong cơ thể, những ký sinh trùng này sẽ phát triển, nhân lên, thậm chí lây lan khắp cơ thể, dẫn đến một loạt các triệu chứng khó chịu xảy ra cho cơ thể vật chủ. Có một số loại ký sinh trùng cơ bản, một trong số đó là ký sinh trùng protozoa, đây là những sinh vật đơn bào siêu nhỏ, tồn tại và nhân lên bên trong cơ thể, ăn các vi sinh vật. ký sinh trùng protozoa phổ biến là Giardia và Cryptosporidium, thường đi vào cơ thể thông qua uống nước không vệ sinh, và thường gây ra triệu chứng tiêu chảy ở vật chủ.
Giun: giun ký sinh hay còn gọi là giun sán, là loài động vật nhỏ, có thể nhìn thấy bằng mắt thường, đi vào cơ thể qua đường miệng. Đây là loài sinh vật đa bào cư trú cả trong và ngoài cơ thể. Các loại giun điển hình: giun kim, sán dây, giun đầu gai. Các loại giun đẻ trứng bên trong cơ thể, sau đó di chuyển tới các cơ quan khác trong cơ thể, phá vỡ chức năng của các cơ quan này. Khi giun ký sinh đi vào cơ thể, nó khiến cơ thể vật chủ kém hấp thụ chất dinh dưỡng, dẫn đến cơ thể bị yếu, suy dinh dưỡng.
Ve và chấy: là vật ký sinh ngoài da, là những sinh vật đa bào, sống trong hoặc ngoài da nhưng không ở bên trong cơ thể. Chúng bao gồm bọ chét, chấy, ve và muỗi.
Làm thế nào để có thể chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng?
Chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng dựa trên một số xét nghiệm sau:
- Nội soi
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm phân
- X-quang, MRI hoặc CAT
Các loại ký sinh trùng đường ruột phổ biến?
Các bệnh ký sinh trùng đường ruột phổ biến là do nhiễm ký sinh trùng giun sán (sán dây, giun kim, giun tròn) và ký sinh trùng protozoa (giardia, cryptosporidium). Các bệnh phổ biến do ký sinh trùng gây ra bao gồm:
Bệnh nhiễm khuẩn Giardia
Còn được gọi là sốt hải ly, nhiễm khuẩn Giardia là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng siêu nhỏ Giardia gây ra, ký sinh trùng này đi vào ruột non cơ thể qua đường nước. Bệnh nhiễm khuẩn Giardia thường có tỷ lệ lây lan cao ở trẻ em do uống nước từ các nguồn bị ô nhiễm như sông, hồ hoặc tiếp xúc với đất, ăn các thực phẩm bị ô nhiễm do điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
Nhiễm giun kim
Giun kim là loại giun nhỏ, màu trắng, sống trong đại tràng và trực tràng cơ thể người. Những ký sinh trùng này ở quanh khu vực hậu môn khoảng 2 tuần, gây ngứa hậu môn, phát ban và đau vùng da bị nhiễm bệnh. Bệnh thường lây lan qua trứng giun kim dính trên bệ toilet hoặc quần áo người bị nhiễm bệnh.
Nhiễm sán dây
Sán dây là loại ký sinh trùng tồn tại trong ruột, theo thời gian, ký sinh trùng này có thể di chuyển từ ruột đến các cơ quan khác trong cơ thể, hình thành các u nang trong các mô và các cơ quan trong cơ thể. Một số trường hợp, bệnh nhân nhiễm sán dây không có bất kỳ biểu hiện nào, tuy nhiên số khác có thể bị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, thay đổi khẩu vị hoặc giảm cân. Một số trường hợp khác có thể dẫn dến tắc ruột hoặc tắc ống dẫn ruột, dẫn đến các tình trạng viêm cấp tính.
Bệnh ghẻ
Đây là bệnh ngứa da do ký sinh trùng nhỏ hoặc ve xâm nhập vào da hoặc nang lông để đẻ trwungs, gây ngứa và tạo thành những hang nhỏ màu đỏ trên da. Khi da bị trầy xước do ngứa, vi trùng từ ve, chấy xâm nhập vào da gây nhiễm trùng. Bệnh ghẻ thường xuất hiện ở nách, háng, lưng, khuỷu tay hoặc đầu gối.
Nhiễm ký sinh trùng đơn bào Blastocystis
Những người bị tiêu chảy hoặc gặp phải các vấn đề về đường ruột, phần nhiều có khả năng bị nhiễm ký sinh trùng Blastocystis. Loại ký sinh trùng này sống trong đường tiêu hóa, lây nhiễm thông qua nguồn nước uống, thực phẩm không vệ sinh, gây ra các vấn đề về đường ruột như tiêu chảy, sụt cân, táo bón, đau bụng. Bệnh có thể được chẩn đoán nhờ tiến hành các xét nghiệm phân.
Nhiễm ký sinh trùng Dientamoeba Fragills
Là một loại ký sinh trùng đơn bào, thường cư trú trong ruột già người. Một số trường hợp, bệnh nhân không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, trong khi đó, một số khác lại có triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, phân lỏng và chán ăn. Bệnh lây lan qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc với phân người nhiễm bệnh. Bệnh có thể được chẩn đoán nhờ tiến hành các xét nghiệm phân.
Bệnh giun đũa
Bệnh do giun đũa hoặc giun tròn gây ra. Giun và ấu trùng tứng trưởng thành có thể sống trong cơ thể từ 2 – 3 năm gây nhiễm trùng, tắc ruột, chán ăn, buồn nôn và tiêu chảy.
Bệnh lỵ A-míp
Là một bệnh nhiễm ký sinh trùng ruột già do trùng kiết lỵ Entamoeba histolytica gây ra, có thể gây ra các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, phân lỏng, sụt cân.
Các triệu chứng và nguy cơ nhiễm ký sinh trùng là gì?
Các trường hợp nhiễm bệnh thường cảm thấy đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy nghiêm trọng dẫn đến mất nước, đầy hơi, sụt cân kéo dài. Các triệu chứng thường bắt đầu khoảng 2 tuần sau khi nhiễm ký sinh trùng, tuy nhiên có một số trường hợp không xuất hiện các triệu chứng như vậy. Bệnh thường không nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, tuy nhiên nếu để bệnh kéo dài từ 2 tuần đến 2 năm, bệnh nhân sẽ gặp phải những biểu hiện sau:
- Đau bụng dai dẳng
- Tiêu chảy và mất nước
- Mệt mỏi kéo dài
- Tắc ruột
- Thiết máu
- Phát ban
- Chuột rút
- Dị ứng
- Đau đầu
Trẻ em thường có nguy cơ nhiễm cao hơn do trẻ em dễ tiếp xúc với đất bị nhiễm bệnh, những nơi thiếu vệ sinh như trong khu vực trường học, sân chơi… Ở người lớn, nguyên nhân nhiễm ký sinh trùng có thể do suy giảm hệ thống miễn dịch. Bệnh thường phát triển mạnh ở những nước nghèo, nước đang phát triển, nơi mà mức độ vệ sinh còn kém. Ngoài ra, để bảo vệ tốt nhất, chống lại các ký sinh trùng gây bệnh, thì vệ sinh sạch sẽ, ăn chín uống sôi là yếu tố hàng đầu.
Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Bệnh Sán Lá Gan Lớn
Tác nhân dẫn tới người mắc bệnh là do ăn sống các loại rau mọc dưới nước hoặc uống nước có nhiễm ấu trùng Sán lá gan lớn chưa nấu chín. Sán lá gan lớn...
Xem: 59705Cập nhật: 11.02.2020
Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Ký Sinh Trùng Trên Mèo
Tác nhân gây bệnh là ấu trùng của ký sinh trùng trên mèo (Toxoplasma Gondii), là một loại kí sinh chủ yếu trong ruột mèo. Mèo là vật chủ chính như (mèo nhà, mèo hoang,...
Xem: 70654Cập nhật: 11.02.2020
Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Giun Kim
Bệnh giun kim hay còn gọi là Enterobius vermicularis được Linnaeus mô tả lần đầu tiên vào năm 1758 và người là ký chủ duy nhất. Năm 1983, Hugot phân lập được một...
Xem: 98056Cập nhật: 10.02.2020
Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Giun Tóc
Tác nhân gây bệnh là giun tròn (Trichuris trichiura), còn gọi là giun tóc vì có phần đầu mảnh như sợi tóc, cắm vào niêm mạc ruột già.
Xem: 74452Cập nhật: 07.02.2020