Vitamin và khoáng chất là những vi chất dinh dưỡng quan trọng với mỗi người. Chỉ với một lượng rất nhỏ, những vi chất này lại tham gia vào rất nhiều các phản ứng sinh hóa khác nhau trong cơ thể. Chính vì vậy, khi thiếu hụt các vitamin và khoáng chất, các dấu hiệu thường rất rõ rệt, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
1. Mệt mỏi, thiếu năng lượng
Trẻ nhỏ luôn có một nguồn năng lượng dồi dào và rất hiếu động. Tuy nhiên, nếu con bạn đột nhiên không muốn chạy đi chơi cùng các bạn, giảm hào hứng trong các trò chơi vận động và chỉ thích ngồi một chỗ thì có khả năng bé đang bị thiếu sắt hoặc thậm chí là thiếu máu. Khi đó, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ nhi khoa để được thăm khám và theo dõi
2. Khả năng tập trung, chú ý kém
Thời gian tập trung, chú ý của trẻ thường ngắn nhưng sẽ tăng dần khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, nếu trẻ không thể nào tập trung, chú ý thì có thể thiếu kẽm là một phần nguyên nhân. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ đã cho thấy sự thiếu tập trung có liên quan đến hàm lượng kẽm khá thấp ở trẻ.
3. Thay đổi hành vi
4. Da khô
Thời tiết khô hanh cũng có thể là nguyên nhân khiến da bé bị khô. Nhưng nếu đã sử dụng nhiều loại kem dưỡng mà tình trạng này không có cải thiện thì rất có khả năng bé đã bị thiếu vitamin A, E, D hoặc kali. Lưu ý, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé sử dụng thêm bất kỳ chất bổ sung nào đó.
5. Sụt cân
Sụt cân là một trong những vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh luôn lo lắng ở mọi lứa tuổi. Hiện tượng sụt cân ở trẻ là dấu hiệu cảnh báo lượng chất dinh dưỡng hàng ngày mà bé ăn vào không đủ hoặc do trẻ bị kém hấp thu.
6. Táo bón
Trẻ thường thích một số món nhất định và khá lười ăn rau. Do đó, hiện tượng táo bón do thiếu chất xơ khá phổ biến. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng thể hiện bé có nguy cơ thiếu vitamin và khoáng chất do những chất này có nhiều trong rau củ, hoa quả.
7. Biếng ăn
Lưu ý khi bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ nhỏ
Với những trường hợp bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất thì bổ sung là rất cần thiết. Cha mẹ nên lựa chọn biện pháp duy trì cho trẻ chế độ ăn uống đa dạng, nhiều hoa quả, trái cây tươi. Bên cạnh đó, một biện pháp đơn giản hơn đó là sử dụng những sản phẩm bổ sung vi chất. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý một số điều để việc bổ sung vitamin và khoáng chất hiệu quả như:
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia về việc thiếu hụt chất dinh dưỡng ở trẻ.
- Chất lượng và an toàn: phụ huynh nên chọn lựa những sản phẩm đảm bảo an toàn, đạt các tiêu chuẩn về chất lượng do cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
- Thành phần: Sử dụng những sản phẩm chứa vitamin, khoáng chất có thành phần phù hợp, bổ sung hợp lý vào lượng vi chất mà trẻ đang bị thiếu hụt, không có hại tới sức khỏe của trẻ.
- Liều dùng: Các sản phẩm phải được chia liều phù hợp, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của trẻ theo từng độ tuổi.
- Thương hiệu uy tín: hiện nay có rất nhiều sản phẩm được giới thiệu là bổ sung thêm vitamin và khoáng chất. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý chọn lựa những sản phẩm thuộc các thương hiệu uy tín, lâu năm trên thị trường để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
- Để sản phẩm chứa vitamin, khoáng chất xa tầm tay của trẻ để tránh trẻ sử dụng quá liều (đặc biệt các sản phẩm dạng kẹo).Thiếu hụt vitamin và khoáng chất ở trẻ nhỏ sẽ khiến sự phát triển về thể chất và trí tuệ bị chậm lại. Do vậy, cha mẹ nên bổ sung ngay khi thấy trẻ có những dấu hiệu của sự thiếu hụt. Một trong các sản phẩm được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn là Kinder optima. Đây là giải pháp bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ hữu ích, giúp bé phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ.
BIẾN CHỨNG SAU TIÊM SILICON
Tai và bàn tay của người phụ nữ 46 tuổi, bị sưng tấy, đau nhức sau vài tháng tiêm silicon để có dái tai dài như tai Phật và bàn tay búp măng.
Xem: 21101Cập nhật: 30.06.2023
BÉ VIÊM NÃO DO NHIỄM GIUN ĐŨA CHÓ MÈO
Em bé bốn tuổi được đưa vào Trung tâm Sản Nhi, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, cấp cứu trong tình trạng sốt cao, nôn nhiều, đau đầu vùng trán đỉnh.
Xem: 21895Cập nhật: 30.06.2023
NHIỄM SÁN CHÓ DO THÓI QUEN ĂN GỎI
Người đàn ông 37 tuổi, nhập viện vì đau ngực, bụng, bác sĩ phát hiện bị nhiễm sán và giun đũa, do thói quen ăn gỏi và nuôi chó mèo.
Xem: 22769Cập nhật: 30.06.2023
NGỨA 4 NĂM MỚI PHÁT HIỆN NHIỄM GIUN ĐŨA CHÓ MÈO
Người phụ nữ 48 tuổi, 4 năm qua ngứa dữ dội, gãi đến mức trầy xước, nhiễm trùng, bác sĩ khám phát hiện nhiễm giun đũa chó mèo.
Xem: 22635Cập nhật: 30.06.2023