DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH GIUN ĐŨA CHÓ VÀ CÁCH CHỮA GIUN ĐŨA CHÓ HIỆU QUẢ
Bạn bị nhiễm bệnh giun đũa chó mèo hoặc nghi ngờ bị nhiễm giun đũa chó mèo, bạn quan tâm đến các dấu hiệu bệnh giun đũa chó mèo và cách điều trị dứtiđiểm. Vậy dấu hiệu bệnh giun đũa chó mèo là gì? Bệnh bệnh giun đũa chó mèo kéo dài bao lâu? Làm thế nào để phát hiện bệnh giun đũa chó mèo, khi phát hiện thì chữa trị như thế nào cho dứtiđiểm, hiệu quả? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có góc nhìn đầy đủ hơn về căn bệnh này.
Bệnh bệnh giun đũa chó mèo ở người cần phân biệt với bệnh sán lãi chó
Bệnh giun đũa chó mèo hay còn gọi là bệnh sán chó do một loài giun tròn ký sinh ở chó va mèo gây ra. Nhiễm bệnh cho người là dạng ấu trùng giun tròn có tên khoa học là Toxocara có kích thước nhỏ xâm nhập vào máu qua thành ruột, các triệu chứng mẩn ngứa có thể kéo dài hàng năm hoặc ngưng một thời gian rồi lại bị lại.
Bệnh sán lãi chó hay còn gọi là loài sán dây có tên khoa học là Echinococcus. Khi nhiễm nang sán gây chèn ép các phủ tạng, khi nang sán vỡ gây nên tình trạng nhiễm độc, dị ứng, choáng quá mẫn và đầu sán tràn ra ngoài xâm nhập vào các tổ chức lân cận tạo thành các nang sán thứ phát.
Nang sán lãi chó thứ phát có thể từ 2 đến 5 năm sau mới xuất hiện kể từ khi nang sán tiên phát bị vỡ và thường gây tử vong ở giai đoạn này. Tuy nhiên hiện nay với sự phát triển của y học có nhiều phương pháp để chẩn đoán và điều trị sớm cho nên giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do biến chứng vỡ nang sán.
Khi xuất hiện nang thì cần phải phẫu thuật và hiện nay kỹ thuật phẫu thuật bóc tách nang cũng rất hiện đại, nhanh và an toàn cho người bệnh. Để phòng tránh nang sán thứ phát thì ưu tiên điều trị nội khoa bằng các thuốc diệt ký sinh trùng đặc hiệu, sau 1 đến 2 tuần dùng thuốc ấu trùng sẽ bị tiêu diệt và không thể phát triển thành nang.
Hình ảnh sán chó và sán lãi chó
So sánh tỷ lệ nhiễm hai bệnh thì bệnh sán chó Toxocara gặp nhiều hơn. Khoảng 100 người có dấu hiệu mẩn ngứa đến khám xét nghiệm thì có 80 người nhiễm sán chó Toxocara, trong khi chỉ có khoảng 10 người nhiễm sán lãi chó Echinococcus. Bệnh giun đũa chó Toxocara và sán lãi chó Echinococcus hiện nay điều trị khỏi hoàn toàn và không tái phát, do đó, khi không may bị nhiễm bệnh thì anh, chị hay yên tâm vì rất may mắn là tỷ lệ tử vong do bệnh sán chó là thấp, tuy nhiên chúng ta không nên chủ quan, đặc biệt là khi bị ngứa kéo dài.
Điều may mắn nữa là hiện nay máy móc, phương tiện và kỹ thuật xét nghiệm để chẩn đoán bệnh cho kết quả chính xác cao và nhanh chóng. Hơn nữa, sau khi xét nghiệm xác định được nguyên nhân gây ngứa do giun sán, bác sĩ sẽ điều trị bệnh ngứa do giun sán bằng thuốc diệt ký sinh trùng theo phác đồ. Sau điều trị bệnh ngứa do ký sinh trùng giun sán sẽ được đẩy lùi sau 5 đến 7 ngày.
Dấu hiệu nhận biết bệnh giun đũa chó mèo Toxocara
Dấu hiệu bệnh sán chó qua các hình thái tổn thương tại da. Gây mẩn ngứa da: nổi mẩn mề đay dị ứng, ngứa thành mảng, ngứa khắp người, có khi chỉ ngứa ở chân, tay, lòng bàn chân, lòng bàn tay hoặc ngứa một vùng da, đôi khi xuất hiện mẩn đỏ, nóng rát gồ lên mặt da tại vùng da bị ngứa. Các biểu hiện ngứa da giống như bệnh da liễu và thường phát hiện bệnh giun đũa chó (sán chó Toxocara) khi điều trị da liễu không hiệu quả
Dấu hiệu toàn thân. Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi: đau mỏi cơ, khó ngủ, lo lắng, dễ cáu gắt, hay quên, tính khí thất thường, tình trạng này có thể kéo dài 6 tháng.
Dấu hiệu bệnh sán chó tại phổi: có thể gây ho, tức ngực, khò khè dạng hen. Có thể ho ra máu
Dấu hiệu bệnh sán chó di chuyển đến mắt: Mắt thường nhìn mờ hoặc mây một bên. Nếu mắt mờ, đỏ và đau một bên thì đó là dấu hiệu bệnh giun đũa chó (sán chó Toxocara) thể ấu trùng di chuyển đến mắt.
Dấu hiệu bệnh giun đũa chó (sán chó Toxocara) gây tổn thương não: Người bệnh thường nhức đầu, hay quên, mất tập trung trong công việc, cảm giác mệt mỏi tăng và khó ngủ thường xuyên. Một người khỏe mạnh không có tiền sử cao huyết áp, bỗng dưng đau nhức đầu, sung đau cơ, yếu nửa người, liệt, co giật, chóng mặt, động kinh, tê tay, giảm hoặc mất vận động, rất có thể là dấu hiệu bị bệnh giun đũa chó (sán chó Toxocara) thể ấu trùng di chuyển nội tạng.
Những triệu chứng trên là dấu hiệu bệnh sán chó điển hình. Tuy nhiên, phần lớn bệnh giun đũa chó (sán chó Toxocara) ít có biểu hiện triệu chứng rầm rộ, bệnh thường được phát hiện một cách tình cờ.
Bệnh bệnh giun đũa chó kéo dài bao lâu?
Khi ấu trùng giun đũa chó (sán chó Toxocara) nhiễm vào cơ thể, chúng xuyên qua thành ruột rồi vào máu và được chuyên chở theo đường máu đến gan, phổi, thận, mắt, não. Ở những cơ quan này, ấu trùng giun đũa chó (sán chó Toxocara) lang thang hàng tuần hay hàng tháng hoặc nằm im thành những vật lạ gây nên những dấu hiệu bệnh giun đũa chó mèo đa dạng và khó chịu cho người bệnh. Nếu ấu trùng không bị tiêu diệt bởi thuốc diệt giun sán đặc hiệu thì bệnh có thể kéo dài nhiều năm.
Nguồn lây nhiễm bệnh giun đũa chó Toxocara
Ấu trùng giun đũa chó Toxocara có trong long, phèo, tiết canh, gỏi cá, rau sống, thịt bò, heo, gà, cừu, thỏ, khi những thực phẩm này không được rửa sạch, không được nấu nướng chin kỹ sẽ có nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa chó.
Người nuôi chó, mèo hoặc tiếp xúc đùa giỡ với chó, mèo, trẻ em có thói quen ngậm mút tay, chơi các trò trơi tiếp xúc với đất, cát nhiễm ấu trùng đều có nguy cơ nhiễm bệnh.
Làm thế nào để phát hiện bệnh giun đũa chó?
Ngoài các dấu hiệu lâm sàng cần bổ sung các xét nghiệm chuyên khoa để chẩn đoán bệnh giun đũa chó Toxocara. Khi ấu giun đũa chó Toxocara xâm nhập vào máu chúng sẽ tiết ra độc tố, lúc này, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể để chống lại độc tố do ấu giun đũa chó tiết ra. Xét nghiệm máu là có thể giúp bác sĩ chẩn đoán nhanh bệnh giun đũa chó.
Các chỉ số thường là Toxocara IgG Positive 1.22 OD, hoặc Toxocara IgG 0.06 Greyzone, Toxocara IgG 0,03 Negative.
Ý nghĩa kết quả:
Positive:là dương tính, bị bệnh
Greyzone: là nghi ngờ nhiễm bệnh, nếu nghi ngờ nhiễm bệnh thì cần phân tích chỉ số khác trong máu để hỗ trợ them cho chẩn đoán chứ chưa nên điều trị ngay, tại phòng khám Ánh Nga các xét nghiệm hỗ trợ cho chẩn đoán được các bác sĩ chỉ định và phân tích kịp thời giúp đưa ra quyết định cần điều trị hay không cần điều trị, giảm bớt thời gian đi lại và đợi chờ gây sốt ruột cho bệnh nhân.
Negative: là âm tính, không bị bệnh
Nhiều trường hợp bệnh nhân xét nghiệm ở tỉnh xong không thấy bác sĩ nói gì hay tư vấn chữa trị gì hoặc có nơi xét nghiệm xong kê cho bệnh nhân 02 viên thuốc rồi cho về không hẹn ngày tái khám. Kết quả là bệnh nhân không khỏi bệnh, các dấu hiệu ấu giun đũa chó như mẩn ngứa da không thay đổi
Do đó, khi có đủ cơ sở chẩn đoán bệnh giun đũa chó mèo cần điều trị khỏi bệnh mới ngưng điều trị, việc đó là đương nhiên, tuy nhiên trong thực tế vẫn còn nhiều trường hợp chủ quan, lơ là dẫn đến tổn thương nghiêm trọng cơ quan nội tạng.
Có thể phối hợp thuốc diệt ký sinh trùng cho trường hợp nhiễm nặng. Kết hợp thuốc kháng viêm, kháng H2 cho thể bệnh ấu trùng di chuyển nội tạng, và ấu trùng di chuyển đến mắt. Bổ sung các thuốc điều trị triệu chứng, chống mẩn ngứa da dị ứng,…
Bệnh sán chó Toxocara thường gây ngứa da dị ứng kéo dài nên bệnh nhân rất mong muốn chữa trị dứt điểm, nếu bác sĩ không thấu hiểu sẽ dẫn đến sự hụt hẫng nơi người bệnh. Điều trị bệnh sán chó hiệu quả là các dấu hiệu của bệnh sán chó như mẩn ngứa da phải được đẩy lùi.
Toa thuốc điều trị bệnh giun đũa chó mèo có thuốc hết trước, có thuốc hết sau, có thuốc uống trước ăn, có thuốc uống sau ăn. Do đó, bác sĩ cần dặn dò kỹ lưỡng giúp người bệnh hiểu và sử dụng đúng liệu trình. Bác sĩ điều trị cần hẹn bệnh nhân tái khám để xét nghiệm kiểm tra lại và điều chỉnh thuốc sao cho dứt bệnh, loại bỏ hoàn toàn ấu trùng giun sán ra khỏi cơ thể mới ngưng điều trị.
Thời gian trị bệnh giun đũa chó mèo tùy thuộc vào thể nhiễm và tình trạng bệnh. Thể thông thường sử dụng thuốc 5 đến 10 ngày, có thể bổ sung đợt điều trị tiếp theo tùy thuốc vào tiến triển bệnh. Thể ấu trùng Toxocara di chuyển nội tạng và di chuyển đến mắt, điều trị 1 đến 3 đợt, mỗi đợt từ 7 đến 15 ngày.
Bác sĩ. Nguyễn Ngọc Ánh
LIÊN HỆ
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Giới thiệu Phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng Ánh Nga Hà Nội
Làm thế nào để bắt con sán dài 12 mét ra khỏi cơ thể?
BỆNH SÁN CHÓ CÓ LÂY NHIỄM
Bệnh sán cho thường bắt gặp ở trẻ em và những người thường xuyên tiếp xúc với chó, mèo...Bệnh sán chó hay còn gọi là ấu trùng giun đũa chó toxocara
Xem: 125013Cập nhật: 23.12.2020
CẶP VỢ CHỒNG NHƯ XÁC SỐNG DO NHIỄM KÝ SINH TRÙNG
Cặp vợ chồng sưng mặt, lở loét miệng, cảm giác vật vờ như xác sống do bị nhiễm ký sinh trùng dientamoeba fragilis.
Xem: 38860Cập nhật: 13.12.2020
4 ĐƯỜNG NHIỄM KÝ SINH TRÙNG VÀO CƠ THỂ
Ký sinh trùng có thể nhiễm vào cơ thể con người thông qua nước nhiễm khuẩn, động vật, thịt sống, du lịch...
Xem: 43239Cập nhật: 13.12.2020
NHỮNG THẮC MẮC THƯỜNG GẶP VỀ GIUN SÁN
Những biểu hiện khi biểu hiện nhiễm giun sán thường gặp như đau bụng, tiêu chảy....và chúng ta có rất nhiều thắc mắc về bệnh giun sán.
Xem: 78387Cập nhật: 11.12.2020