Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Sán Lá Gan Lớn
Nguyên nhân gây bệnh sán lá gan lớn (Fascioliasis) là do loài Fasciola hepatica hoặc Fasciola gigantica gây nên. Loài sán này chủ yếu ký sinh ở động vật ăn cỏ như trâu, bò,… và chúng gây bệnh ở người.
Sán lá gan lớn trưởng thành có hình chiếc lá, thân dẹt và bờ mỏng, kích thước 20 - 30 x 10 - 12 mm, màu trắng hồng hoặc xám đỏ. Ở người sán ký sinh trong đường mật, trường hợp bất thường có thể ký sinh lạc chỗ như trong cơ bắp, dưới da, phúc mạc,…
Sán trưởng thành đẻ trứng theo đường mật xuống ruột và theo phân ra ngoài môi trường. Trứng sán lá gan lớn có kích thước lớn nhất trong các loài sán lá, kích thước trung bình 140 x 80µm, có khi tới 152 - 198 x 72 - 94µm (Tomimura và Nishitani, được phát hiện vào năm 1976).
Trứng theo phân ra ngoài môi trường, gặp phải môi trường nước, trứng sán lá gan lớn nở ra thành ấu trùng lông và ký sinh trong ốc, tại đó chúng phát triển thành ấu trùng đuôi. Sau đó, rời khỏi ốc và bám vào các thực vật thủy sinh để tạo ra nang trùng hoặc bơi tự do trong nước. Người hoặc trâu bò ăn phải thực vật thủy sinh hoặc uống nước lã có ấu trùng này sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan lớn.
Tình hình phát hiện bệnh sán lá gan lớn hiện nay: Theo số liệu thống kê đến năm 2012, đã phát hiện 52 tỉnh có người bị sán lá gan lớn với trên 20.000 bệnh nhân. Miền Bắc các tỉnh có nhiều bệnh nhân nhất là Hà Nội, Hà Tĩnh, Nghệ An. Ngoài ra còn có các tỉnh khác như Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Gia Lai.
Tác hại của bệnh
Sán lá gan lớn (Fascioliasis) ký sinh trong đường mật và phá hủy tổ chức gan gây những ổ tổn thương với tổ chức hoại tử không đồng nhất, dễ nhầm lẫn với u gan và áp xe gan. Bệnh sỏi rất thường hay gặp khi nhiễm sán lá gan lớn. Sán lá gan lớn ký sinh trong gan tạo nên những ổ áp xe nhỏ, làm xung huyết gan, ống mật dày lên biến dạng gây nên viêm và xơ hóa.
Trường hợp sán ký sinh lạc chỗ, có biểu hiện bệnh học thường gây nên những tổn thương, hoại tử tổ chức với phản ứng viêm và xơ hóa.
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Chẩn đoán lâm sàng
Chủ yếu là đau tức vùng gan, đôi khi đau vùng thượng vị.
Có thể kèm theo tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc.
Một số trường hợp kém ăn, sụt cân, rối loạn tiêu hóa, nổi mẫn ngứa.
Chẩn đoán cận lâm sàng
Xét nghiệm tìm trứng trong dịch mật hay phân ( tỷ lệ tìm thấy trứng trong phân rất thấp).
Chẩn đoán huyết thanh học bằng ELISA với Fascioliasis là kháng nguyên chủ yếu.
Xét nghiệm công thức máu phát hiện thấy bạch cầu ái toan tăng cao.
Chẩn đoán hình ảnh siêu âm và chụp cắt lớp vi tính gan ( CT scanner) hoặc cộng hưởng từ MRI.
Các biện pháp phòng chống bệnh
Không ăn rau sống và không uống nước lã.
Phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị đặc hiệu.
Phòng chống cho cả gia súc.
Liên hệ điều trị bệnh giun sán tại Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng, 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội. Phòng khám mở của từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày CN. Do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng giàu kinh nghiệm trực tiếp khám và điều trị./.
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Tags: bệnh sán chó, cách trị bệnh sán chó, xét nghiệm sán chó, giun đũa chó Toxocara
Ngứa Da Do Những Nguyên Nhân Gì
Ngứa da là triệu chứng làm cảm giác khó chịu cho cơ thể, đòi hỏi phải gãi nhiều, có lúc gãi tới chảy máu mới đã ngứa như nhiễm ký sinh trùng, dị ứng, bệnh...
Xem: 63154Cập nhật: 13.01.2020
Những Điều Cần Biết Về Bệnh Nấm Aspergillus
Nấm Aspergillus là một trong những loại chủng nấm lớn nhất, có mặt ở khắp nơi trên thế giới, có khoảng đến 100 loài, hiện tại có khoảng 20 đến 30 loài gây...
Xem: 68206Cập nhật: 07.01.2020
Khám Bệnh Ký Sinh Trùng Giun Sán Ở Đâu Tốt Nhất
Những bệnh thông thường là do ký sinh trùng giun sán gây ra cũng có các biểu hiện như ngứa da, dị ứng, nổi mày đay, đau đầu,… Nên người bệnh rất dễ nhầm...
Xem: 80756Cập nhật: 03.01.2020
Mức Độ Nguy Hiểm Của Bệnh Sán Chó
Bệnh sán chó hay còn gọi là bệnh giun đũa chó, qua đường ăn uống con người mắc phải trứng giun sán có trong đất, nước bị nhiễm phân của chó mèo, hay nuốt...
Xem: 89494Cập nhật: 31.12.2019