Ký sinh trùng rất dễ lây nhiễm nếu như chúng ta không đảm bảo an toàn thực phẩm trong khâu chế biến và vệ sinh nơi ở vì ký sinh trùng thường vào cơ thể theo đường tiêu hóa hoặc đôi khi là qua da của chúng ta. Dưới đây là 5 dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng phổ biến nhất:
1. Biểu hiện về da
Ký sinh trùng gây ra những biểu hiện trên da như phát ban đỏ, ngứa và các dạng dị ứng da khác như loét, sưng tấy, tổn thương ở da.
2. Mệt mỏi
Cơ thể người nhiễm ký sinh trùng luôn cảm thấy uể oải liên tục ngay cả sau khi ăn và ngủ đúng cách. Chủ yếu liên quan đến giun đường ruột làm suy giảm chất dinh dưỡng bằng cách chúng ăn hết các thức ăn bổ dưỡng đi vào cơ thể.
3. Tiêu hóa kém
Hệ tiêu hóa của người nhiễm ký sinh trùng sẽ kém đi , chúng có thể gây viêm và dẫn đến tiêu chảy mãn tính. Ký sinh trùng sinh trưởng còn thải chất độc hại gây nên tình trạng táo bón mãn tính, đầy hơi, nôn và cảm giác bỏng rát trong dạ dày.
4. Thiếu máu
Khi cơ thể bị nhiễm giun tròn đường ruột hoặc giun đũa có thể dẫn đến thiếu chất sắt trong cơ thể, từ đó gây ra tình trạng thiếu máu.
5. Ngứa hậu môn
Ký sinh trùng gây ra hiện tượng ngứa hậu môn là giun kim. Giun kim là chúng không tiến vào trong máu, chúng không thể sinh tồn với các bộ phận khác của cơ thể. Giun kim đẻ trứng ở ngoài cơ thể, thông thường là xung quanh hậu môn, gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
VIÊM MÀNG NÃO DO NHIỄM KÝ SINH TRÙNG
Viêm màng não có nhiều nguyên nhân, thường là do nhiễm virus, vi nấm và ký sinh trùng.
Xem: 48344Cập nhật: 21.11.2020
PHÁT HIỆN HÀNG TRĂM GIUN MÓC TRONG RUỘT THIẾU NIÊN
Giun móc sống trong ruột non của vật chủ là động vật có vú như chó, mèo hoặc người. Giun móc là loài ký sinh trùng thuộc ngành giun tròn. Hai loài giun móc phổ biến...
Xem: 36877Cập nhật: 19.11.2020
SỬ DỤNG THAN KHÔNG ĐÚNG CÁCH DẪN ĐẾN NGỘ ĐỘC KHÍ
Sử dụng than sưởi không đúng cách sẽ gây ra nguy hiểm rất lớn cho người sử dụng, đặc biệt là phụ nữ sau sinh và trẻ em
Xem: 37622Cập nhật: 18.11.2020
BỆNH TÊ BÌ TAY
Tê bì tay là bệnh có triệu chứng xuất hiện 1-2 ngày hoặc kéo dài hàng tuần là biểu hiện của bệnh mạch máu, thần kinh và cơ xương khớp
Xem: 48564Cập nhật: 17.11.2020