Điều trị bệnh sán chó bao lâu thì khỏi bệnh
Bệnh sán chó do một loại giun tròn có tên khoa học là Toxocara gây ra. Khoảng 80% lây nhiễm từ chó nên thường gọi là bệnh sán chó. Bệnh sán chó có thể gây ra biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong. Sán chó ít có biểu hiện lâm sàng cụ thể nên khó có thể chẩn đoán và dễ bị lãng quên để lại hậu quả nghiêm trọng.
Dấu hiệu nào điều trị bệnh sán chó?
Bệnh sán chó không có dấu hiệu lâm sàng đặc trưng. Sán chó vào máu di chuyển bên trong cơ thể gây ra những tổn thương tại những vị trị khác nhau và xuất hiện những triệu chứng khác nhau. Do đó, người bệnh rất khó nhận biết mình đã nhiễm bệnh sán chó mà chỉ nghĩ mình đang gặp các vấn đề về sức khỏe khác.
Bệnh sán chó thường dễ bỏ sót do chủ quan hoặc nhiễm sán chó có dấu hiệu lâm sàng giống bệnh lý khác, bác sĩ thiếu kinh nghiệm thường tập trung vào điều trị bệnh được chẩn đoán. Do đó, bệnh sán chó không được chữa trị tận gốc và dễ gây nên biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu ấu trùng sán chó di chuyển lên não.
Sán chó có lây từ người sang người không?
Bệnh sán chó không lây từ người sang người. Có thể mọi người trong gia đình cùng nhiễm sán chó là khi cùng ăn một loại thực phẩm hoặc sống trong môi trường có nhiễm ấu trùng.
Ấu trùng không đẻ trứng nên không có trứng trong phân bệnh nhân, trứng chỉ có ở trong phân chó, đặc biệt là chó con, trứng có thể bám vào lông chó rồi nhiễm cho con người khi vuốt ve, âm ấp chúng.
Đất là nơi tồn tại lý tưởng của trứng sán chó. Chó, mèo hoặc các vật nuôi gây bệnh sán chó có thể đã đi đại tiện ở vùng đất trồng rau, củ mà bạn mua phải. Vì thế, nếu không được rửa sạch kỹ hoặc nấu chín, ấu trùng sán chó sẽ theo thức ăn và nhiễm vào trong cơ thể bạn.
Điều trị bệnh sán chó bao lâu?
Bệnh sán chó có thể được chữa trị khỏi nếu bệnh nhân tuân thủ và làm theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Thời gian điều trị bệnh sán chó từ 1 đến 3 đợt, mỗi đợt là 15 đến 21 ngày.
Sau khi khỏi bệnh, người bệnh cần phải duy trì thói quen vệ sinh tốt và chế độ ăn uống sạch sẽ, ăn chín uống sôi, hạn chế tiếp xúc với chó, mèo và tiếp xúc với đất cát có nguy cơ nhiễm ấu trùng sán chó.
Xét nghiệm và điều trị bệnh sán chó ở bệnh viện nào?
Có nhiều bệnh viện hoặc cơ sở y tế cung cấp dịch vụ làm xét nghiệm sán chó, tuy nhiên không phải cơ sở nào cũng chú trọng ở khâu điều trị. Do đó, mọi người nên tìm hiểu các kênh thông tin, qua bạn bè, trên internet để lựa chọn cho mình một địa điểm uy tín, giải quyết vấn đề bệnh từ làm xét nghiệm, tư vấn và điều trị.
Với việc làm xét nghiệm, bạn nên thực hiện càng sớm càng tốt ngay khi có nghi ngờ mình có dấu hiệu bị sán chó. Đây là yếu tố khá quan trọng trong việc rút ngắn được thời gian điều trị nếu phát hiện sớm.
Bác sĩ. Nguyễn Ánh
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
Số 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Điện thoại: 02473001318 - 0985294298
Website: Chuyenkhoakysinhtrung.com
THẢO DƯỢC TỐT CHO NGƯỜI BỆNH HUYẾT ÁP CAO
Cao huyết áp là bệnh có tỷ lệ tăng rất nhanh trong những năm gần đây . Cao huyết áp có nguy cơ dẫn tới nhiều biến chứng và là nguyên nhân hàng đầu gây tử...
Xem: 34187Cập nhật: 27.04.2021
PHÁT HIỆN BỆNH GÌ KHI XÉT NGHIỆM MÁU VÀ 2 LOẠI XÉT NGHIỆM MÁU
Xét nghiệm máu là phương pháp được thực hiện trên mẫu máu để đo hàm lượng một số chất nhất định trong máu Xét nghiệm máu có thể được thực hiện để...
Xem: 45874Cập nhật: 25.04.2021
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TRẦM CẢM
Trầm cảm là căn bệnh có thể xáy ra với bất kỳ ai, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến việc căng thẳng trong các mối quan hệ, tình trạng lạm...
Xem: 36139Cập nhật: 22.04.2021
Sán Chó Có Lây Không?
Sán chó (giun đũa chó) sống kí sinh chủ yếu trong ruột non của chó, sinh sản bằng cách đẻ trứng. Chó con là nguồn thải trứng chủ yếu ra bên ngoài. Trứng theo...
Xem: 58483Cập nhật: 20.04.2021