Câu hỏi: Chào bác sĩ. Em xét nghiệm máu và có kết quả là nhiễm bệnh sán chó. Trên phiếu bác sĩ ghi là Toxocara pos (+) 46.2. Bác sĩ ở địa phương kê toa thuốc gồm hai viên thuốc uống một liều. Sau khi uống thuốc đến nay là hai tháng nhưng em vẫn bị ngứa nhiều và nổi mẩn khắp người.
Vậy em nên kiểm tra lại bệnh sán chó ở đâu và khi nào nên xét nghiệm lại sán chó? Trị hết bệnh sán chó em có dứt bệnh ngứa không? Cảm ơn bác sĩ. Ng. T.Th Bà Rịa - Vũng Tàu.
Trả lời: Chào bạn qua câu hỏi của bạn, chúng tôi trả lời như sau
Bệnh sán chó là gì? Sán chó nhiễm bệnh cho người qua đường nào?
Giun đũa chó Toxocara hay còn gọi là bệnh sán chó, là một loài giun tròn ký sinh chủ yếu ở chó và mèo. Sán chó lây nhiễm cho người qua đường miệng, sau khi vào ruột ấu trùng phá hàng rào ruột và đi vào máu tới các cơ quan nội tạng trong đó có gan, mắt và não.
Người bị nhiễm bệnh sán chó chủ yếu do tiếp xúc, đùa giỡn với chó, mèo hoặc trong quá trình ăn uống nuốt phải trứng sán chó có trong thịt tái sống như: thịt heo, thịt bò, thịt trâu, thịt thỏ, thịt cừu, thịt gà.... ngoài ra ấu trùng sán chó Toxocara có thể nhiễm cho người qua vết thương trầy xước khi tiếp xúc với đất, cát nhiễm ấu trùng Toxocara.
Đôi khi xét nghiệm dương tính nhưng không hoàn toàn là bị bệnh, tại sao lại như vậy?
Một số trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính sán chó Toxocara đã hoang mang vì thông tin sán lên não có thể gây tử vong, như vậy là chưa chắc chắn vì có một tỷ lệ nhất định là dương tính giả, hoặc có thể do phản ứng chéo với bệnh giun sán đã nhiễm trước đây.
Do vậy, khi đã có kết quả xét nghiệm sán thì nên gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra lại, xác định chắc chắn bị bệnh rồi sau đó mới uống thuốc điều trị theo thể bệnh
Dấu hiệu nhận biết bệnh sán chó Toxocara ở người?
Các trường hợp nhiễm bệnh sán chó Toxocara thường diễn biến âm thầm, ít xuất biểu hiện các triệu chứng rõ ràng hoặc rầm rộ, một số bệnh nhân than phiền vì nhức đầu, nặng đầu, cảm giác châm chích, nhột nhột ở da,…
Nhiễm sán chó lâu ngày diễn biến nặng có thể nổi mẩn ngứa khắp người, da sạm, thô ráp, có thể xuất hiện mờ mắt, giảm thị lực mắt thường là một bên. Biểu hiện sán chó trú ngụ trong gan, não thường mệt mỏi, kém ăn, hay cáu gắt, đau đầu, chụp phim MRI có thể thấy ổ sán chó trong nhu mô gan, tổ chức não, nặng có dẫn đến tổn thương não không hồi phục, liệt hoặc có thể gây tử vong.
Thuốc trị bệnh sán chó trên thị trường
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc trị bệnh sán chó, tuy nhiên chưa có tài liệu nào chứng minh uống hai viên thuốc liều duy nhất là khỏi bệnh sán chó. Trường hợp của bạn điều trị như vậy là chưa thể yên tâm vì bệnh ấu trùng sán chó Toxocara trong máu cần phải được uống thuốc diệt ký sinh trùng theo phác đồ từ một đến hai tuần.
Liệu trình điều trị bệnh sán chó cần phối hợp thuốc theo thể bệnh, hội chứng bệnh, thời gian trị bệnh sán chó đúng phác đồ sẽ khỏi bệnh sau 7 đến 15 ngày, có thể lặp lại liều tương tự khi cần thiết. Sau điều trị khỏi bệnh sán chó các biểu hiện triệu chứng như mệt mỏi, ngứa da, đau đầu sẽ được đẩy lùi.
Cho dù trên thị trường có nhiều loại thuốc trị sán chó nhưng những thuốc có tác dụng tốt để trị ấu trùng trong máu thì không phải ai cũng nắm rõ. Do đó, để sử dụng đúng thuốc, đủ thuốc, đủ thời gian, đúng thể bệnh, rút ngắn thời gian điều trị cần phải thăm khám bác sĩ có kinh nghiệm đó là yếu tố quyết định để chữa trị thành công bệnh sán chó.
Cách trị bệnh sán chó?
Điều trị bệnh sán chó Toxocara trong máu không đơn thuần là uống một hai loại thuốc rồi ngưng, mà cần có liệu trình cụ thể cho từng thể bệnh, từng mức độ bệnh và giai đoạn bệnh. Ví dụ với thể ấu trùng di chuyển nội tạng cần bổ sung thuốc kháng viêm, thậm chí kháng sinh, chống phù não khi cần thiết.
Trong các thể lâm sàng của bệnh sán chó Toxocara thì thể thông thường là có thời gian điều trị ngắn hơn, tuy nhiên tối thiểu cũng cần 5 đến 7, chưa ghi nhận trường hợp nào trị sán chó trong một ngày là khỏi bệnh.
Điều trị bệnh sán chó cần lưu ý sự tương tác các thuốc và những chống chỉ định ở một số người có bệnh nền. Để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất, nhanh và an toàn cho người bệnh thì sau khi có đủ có sở để chẩn đoán bệnh sán chó mới sử dụng thuốc. Thuốc trị bệnh sán chó ít có phản ứng phụ, tuy nhiên rất cần thiết để tư vấn cho người bệnh những phản ứng phụ có thể sảy ra dù là nhỏ nhất.
Nên tư vấn rõ cho người bệnh tái khám xét nghiệm lại khi nào? Tầm quan trọng của việc tái khám xét nghiệm lại là gì? Tâm lý của người bệnh trong quá trình điều trị thường lo lắng về lượng kháng thể tăng hay giảm. Bác sĩ cần giải thích rõ cho bệnh nhân hiểu tại sao lại như vậy? Trong quá trình điều trị thì thời gian bao lâu để loại bỏ hoàn toàn ấu trùng ra khỏi cơ thể, giúp người bệnh và gia đình yên tâm chữa trị.
Trường hợp của bạn rất có thể mẩn ngứa da là do độc tố của ấu trùng sán chó, bạn nên mang theo kết quả xét nghiệm tới gặp bác sĩ chuyên khoa gần nhất để được tham khám xét nghiệm lại càng sớm càng tốt. Sau khi điều trị loại bỏ ấu trùng ra khỏi cơ thể bạn sẽ hết ngứa./.
Bác sĩ: Lê Thị Hương Giang
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Nổi Mề Đay
Mề đay là tình trạng sưng tấy đỏ, ngứa, hơi nhô lên thành mảng hoặc vệt dài. Tình trạng sưng tấy này là do giải phóng các chất hóa học (như histamine) từ các...
Xem: 691Cập nhật: 12.12.2024
Tổng Quan Về Bệnh Động Mạch Vành (CAD)
Bệnh động mạch vành là tình trạng cung cấp máu cho cơ tim bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ.
Xem: 1022Cập nhật: 07.12.2024
Bổ Sung Kẽm
Kẽm, một khoáng chất cần thiết với số lượng nhỏ cho nhiều quá trình trao đổi chất. Nguồn thực phẩm bao gồm hàu, thịt bò và ngũ cốc tăng cường. Thực phẩm...
Xem: 1539Cập nhật: 04.12.2024
Bệnh Giun Lươn
Bệnh giun lươn là bệnh nhiễm trùng do giun tròn Strongyloides stercoralis gây ra, xâm nhập vào cơ thể khi da trần tiếp xúc với đất bị nhiễm giun, hoặc ăn phải trứng...
Xem: 1987Cập nhật: 28.11.2024