Điều Trị Bệnh Sán Chó Uy Tín Nhất Ở Đâu
Cách đây 1 năm tôi đi xét nghiệm máu phát hiện mình bị sán chó, bác sĩ cho tôi uống Albendazol 400mg, trong 2 tuần nhưng không hết. Trong tuần của tháng tiếp theo tôi tự ý uống thuốc như trên thêm 10 ngày vẫn không hết. Vậy cho tôi hỏi nơi nào có thể trị dứt được bệnh sán chó và cho hỏi thêm là trị bằng cách nào, uống thuốc hay có phẫu thuật gì không?
Trả lời:
Bệnh sán chó cũng còn gọi là bệnh nang sán chó hay bệnh sán dây chó, là một bệnh ký sinh trùng sán dây thuộc giống Echinococcus.
Giun đũa chó được gọi với tên khoa học là Toxocara canis. Giun đũa chó có hình tròn và dài giống như giun đũa ở người, dân gian còn gọi là sán chó.
Người ta bị nhiễm sán, giun đũa chó là do ăn phải trứng của sán chó có trong phân khi chó thải phân của chúng ra trên đất. Trẻ con thường dể bị nhiễm sán chó do hay chơi đùa dưới mặt đất, bốc thức ăn ở dưới đất bỏ vào miệng hay ở trong nhà có nuôi chó.
Trứng sán chó đi vào trong ruột người sẽ nở thành các larvae sán (tức là thể sán chó còn nhỏ) và theo máu đi tới các cơ quan của người như gan, não bộ, phổi, mắt,... và gây ra bệnh ở các nơi này.
Triệu chứng nhiễm sán chó:
Bệnh sán chó có hai thể gây bệnh chính ở người là nang nước sán chó (Cystic Echinococcosis) và nang sán chó tổ ong (Alveolar Echinococcosis). Hai thể ít phổ biến hơn đó là đa nang sán chó (Polycystic Echinococcosis) và đơn nang sán chó (Unicystic Echinococcosis). Bệnh thường khởi đầu dấu hiệu không có triệu chứng và tình trạng này có thể kéo dài nhiều năm. Biểu hiện triệu chứng của bệnh tùy thuộc vào vị trí và kích thước của nang sán. Thể nang sán tổ ong thường bắt đầu ở gan nhưng có thể lan sang các cơ quan khác của cơ thể, chẳng hạn như phổi hoặc não. Khi gan bị ảnh hưởng thì người bệnh có thể dẫn đến bị đau bụng, sụt cân, và vàng da. Bệnh nếu ảnh hưởng đến phổi có thể gây đau ngực, khó thở và ho.
Người mắc bệnh khi ăn phải trứng giun đũa chó, mèo đã hoá phôi. Nhưng các ấu trùng này từ trứng nở ra sẽ không phát triển được đến giai đoạn trưởng thành và sẽ chu du khắp trong cơ thể người trong vài tháng đến nhiều năm. Các ấu trùng này sẽ gây nên tổn thương tại những nơi mà chúng đến, làm nên bệnh giun đũa chó, mèo ở người.
Đa số người bị nhiễm phải sán chó không có triệu chứng gì nhưng cũng có thể có triệu chứng như mệt mỏi, đau bụng, ăn không ngon, giảm cân, ngứa, nóng sốt, ho, khò khè như bị Suyễn do larvae đến phổi gây viêm phổi, Suyễn,... đến mắt có thể gây viêm xung quang mắt hay gây bệnh ở võng mạc của mắt làm giảm thị lực, có thể làm cho mù, nếu larvae sán đến não bộ có thể gây nên nhức đầu, kinh giật.
Mức độ tổn thương của cơ thể cùng với các triệu chứng tùy thuộc vào số lượng ấu trùng cũng như cơ quan mà chúng xâm lấn: gan, phổi, hệ thần kinh trung ương, mắt,… Các thể lâm sàng của bệnh giun đũa chó, mèo được mô tả như sau:
- Thể ấu trùng di chuyển đến nội tạng (visceral larva migrans ), chủ yếu gặp ở trẻ < 5 tuổi với các triệu chứng: sốt, gan to và bị hoại tử, lách to, triệu chứng hô hấp giống như hen suyễn, bạch cầu ái toan tăng (tỷ lệ có thể đến 70%), các globulin miễn dịch IgM, IgG và IgE trong máu tăng. Ngoài ra có thể gặp triệu chứng viêm cơ tim, viêm thận, hệ thần kinh trung ương bị tổn thương với các triệu chứng như co giật, triệu chứng tâm thần kinh hay bệnh lý ở não.
- Thể ấu trùng di chuyển ở mắt (ocular larva migrans), gặp ở trẻ từ 5 đến 10 tuổi với triệu chứng làm giảm thị lực một bên mắt với đôi khi bị lé mắt. Mức độ suy giảm thị lực tuỳ thuộc vào vùng bị tổn thương (võng mạc, điểm vàng), có thể dẫn đến mù loà.
Ngoài ra, có những thể riêng biệt với các triệu chứng mơ hồ hơn như:
- Thể “che đậy” (covert toxocariasis), được mô tả ở trẻ em với các đặc điểm: hiệu giá kháng thể Toxocara qua kỹ thuật ELISA vừa phải (≥ 1/50), số lượng bạch cầu ái toan bình thường hay tăng nhẹ, đau bụng, nhức đầu, ho.
- Thể “thông thường” (common toxocariasis), ở người lớn với các triệu chứng như: mệt mỏi, ngứa, nổi ban, thở khó và đau bụng.
- Thể “thần kinh” (neurotoxocarosis), gây bệnh ở hệ thần kinh trung ương như (sa sút trí tuệ, viêm não-màng não, viêm tuỷ, viêm mạch máu não, động kinh hay viêm dây thần kinh thị giác) hoặc ở thần kinh ngoại biên như (viêm rễ thần kinh, gây tổn thương các dây thần kinh sọ hay thần kinh cơ-xương).
Chẩn đoán bị nhiễm sán chó ở người:
Khám lâm sàng và thử máu dùng thử nghiệm ELISA tìm kháng thể chống lại sán chó.
Test Elisa có thể (+) hàng năm sau khi điều trị do kháng thể kháng ký sinh trùng sán có thể tồn tại trong máu hàng năm sau đó. Do đó, bạn nên đi xét nghiệm máu lại mỗi 3 tháng/ lần cho đến khi kết quả hoàn toàn âm tính thì mới kết luận được kết quả điều trị.
Bác sĩ. Lê Giang
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Thời Gian Trị Sán Chó Ở Người Bao Lâu
Sán chó ở người là một căn bệnh nhiễm giun sán từ chó hoặc từ thú nuôi khác cho con người, sán chó ký sinh ở chó mèo là vật chủ chính, con người là vật chủ...
Xem: 147019Cập nhật: 21.02.2020
Điều Cần Biết Về Ký Sinh Trùng Demodex
Ngứa da, đặc biệt là da mặt, cảm giác như kiến bò biểu hiện rõ nét khi nhiễm rận Demodex ký sinh trong da người, hay gọi là Ký sinh trùng Demodex.
Xem: 133438Cập nhật: 20.02.2020
Chẩn Đoán Và Điều Trị Sán Xơ Mít
Tác nhân gây bệnh là kí sinh trùng (Taenia) kí sinh trong ruột của người hoặc một số loại động vật, hình dạng giống xơ của trái mít, cơ thể của chúng chia thành...
Xem: 79526Cập nhật: 19.02.2020
Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Giun Xoắn
Bệnh giun xoắn ở người bị gây ra bởi một loại giun tròn tên là Trichinella spiralis. Nó có thể gây ra bệnh cảnh cấp tính trên một ký chủ ở cả giai đoạn trưởng...
Xem: 62579Cập nhật: 18.02.2020