1. Thuốc kháng virus molnupiravir là gì?
Molnupiravir là thuốc kháng virus điều trị Covid-19 đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép khẩn cấp ngày 17/2, đây là loại thuốc viên hoạt động bằng cách đưa các đột biến vào mã di truyền của nCoV, ngăn chặn sự tái tạo của virus. Thuốc có tác dụng giảm tải lượng virus khi sử dụng ở giai đoạn đầu mắc bệnh, từ đó giảm nguy cơ trở nặng và tử vong, hiệu quả trong điều trị Covid-19.
2. Người nào được dùng molnupiranir?
Theo khuyến cáo của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, molnupiravir được sử dụng để điều trị Covid-19 mức độ nhẹ đến trung bình ở người trưởng thành và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng. Thuốc hiệu quả khi được dùng sớm, trong vòng 5 ngày kể từ khi có những triệu chứng bệnh đầu tiên.
3. Đối tượng cẩn trọng khi dùng molnupiranir?
Molnupiravir không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ có khả năng mang thai nên sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều molnupiravir cuối cùng.
Dựa trên khả năng xảy ra các phản ứng có hại cho trẻ sơ sinh, Cục Quản lý Dược không khuyến cáo cho con bú trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều molnupiravir cuối cùng. Molnupiravir không được phép sử dụng cho bệnh nhân dưới 18 tuổi vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và sụn. Molnupiravir có thể ảnh hưởng đến tinh trùng, mặc dù rủi ro được coi là thấp. Vì vậy, nam giới hoạt động tình dục với phụ nữ có khả năng sinh đẻ nên sử dụng một phương pháp tránh thai tin cậy trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều molnupiravir cuối cùng.
4. Cách dùng molnupiravir và có nên tự mua uống
Người mắc Covid-19 từ mức độ nhẹ đến trung bình uống molnupiravir cách 12 giờ/lần trong 5 ngày. Uống hai lần/ngày.
Thuốc nên được uống nguyên viên với đủ lượng nước, ví dụ một cốc 150-200 ml nước. Bạn có thể uống thuốc bất kỳ thời điểm nào so với bữa ăn, trước ăn hoặc sau ăn nhưng không nên nhai hoặc nghiền viên thuốc.
Cơ chế của thuốc molnupiravir là cơ chế gây đột biến, làm gián đoạn sao chép RNA dẫn đến ức chế sự nhân lên của virus. Bộ Y tế hướng dẫn kỹ cách dùng monulpiravia, người bệnh cần tuân thủ uống thuốc một cách nghiêm ngặt theo chỉ định và hướng dẫn của nhân viên y tế. Nếu không thực hiện đúng, đầy đủ thuốc sẽ không hiệu quả tốt. Vì vậy không nên mua thuốc trôi nổi không rõ nguồn gốc và chỉ sử dụng khi có sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.
Thuốc có một số tác dụng phụ mức độ nhẹ đến đường tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy hoặc gây buồn ngủ, nhức đầu ở một số người. Tuy nhiên, người bệnh sẽ được bác sĩ theo dõi mỗi ngày, hướng dẫn cách tự chăm sóc sức khỏe và khi bệnh có dấu hiệu trở nặng, được đội cấp cứu hỗ trợ và chuyển viện nếu cần.
5. Thuốc molnupiravir có thể thay thế vaccine không?
Câu trả lời là không. Molnupiravir được chỉ định khi người mắc Covid-19. Để phòng ngừa và đẩy lùi nguy cơ nhiễm, tiêm vaccine vẫn là lá chắn hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, số ca mắc Covid-19 vẫn tiếp tục tăng ngay cả ở những cộng đồng có tỷ lệ tiêm chủng cao. Điều này có nghĩa là các loại thuốc kháng virus sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa mắc bệnh nghiêm trọng, đặc biệt là ở người cao tuổi và những người suy giảm hệ miễn dịch.
Theo vnexpress
Nhiễm Giun Kim
Bệnh Enterobosis là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do giun kim Enterobius vermicularis, thường xảy ra ở trẻ em, nhưng các thành viên trưởng thành trong gia đình và...
Xem: 13333Cập nhật: 26.02.2024
Người Phụ Nữ Vui Mừng Sau Khi Được Điều Trị Khỏi Ngứa Da, Mẩn Đỏ, Sưng Phù Mắt
THANH HÓA – chị Vũ Thị Phố 54 tuổi tại Thanh Hóa, trải qua 5 năm ngứa da, nổi mẩn đỏ khắp người, khi nặng là ngứa sưng cả mặt và vùng mắt, gãi đến mức...
Xem: 13692Cập nhật: 29.01.2024
Dấu hiệu nào nhận biết bệnh giun đũa chó mèo Toxocara?
Dấu hiệu nào nhận biết bệnh giun đũa chó mèo Toxocara? Bệnh giun đũa chó Toxocara mà bà con thường gọi là bệnh sán chó. Tác nhân gây bệnh là Toxocara canis (giun đũa...
Xem: 18285Cập nhật: 26.01.2024
Những điều cần biết về bệnh giun đũa chó mèo
Những điều cần biết về bệnh giun đũa chó mèo. Bệnh giun đũa chó mèo Toxocara do một loài giun tròn ký sinh được tìm thấy trong ruột của chó và mèo. Lây nhiễm...
Xem: 67810Cập nhật: 25.01.2024