Theo thời gian, các mảng xơ cứng lại, thu hẹp động mạch và hạn chế lưu lượng máu. Khi những mảng xơ vữa này vỡ ra, chúng sẽ hình thành cục máu đông có thể làm tắc nghẽn mạch máu hoặc thậm chí chặn dòng chảy của máu giàu oxy đến các cơ quan và bộ phận khác của cơ thể.
Xơ vữa động mạch cảnh có thể đưa đến đột quỵ
Đặc biệt, khi điều này xảy ra trên hệ thống động mạch cảnh sẽ gây ra đột quỵ và có khả năng gây tổn thương não vĩnh viễn. Sự hình thành các mảng xơ vữa do tích tụ cholesterol trong thành động mạch cảnh thường tiến triển trong thời gian dài, có thể tới hàng chục năm. Nó xảy ra ở mọi độ tuổi, song phổ biến nhất là ở những người ngoài 45. Tuổi càng cao, các mảng xơ vữa động mạch càng nhiều, độ hẹp càng tăng và rất dễ mắc nhiều biến chứng.
Người ta nhận thấy khoảng 20-30% số trường hợp đột quỵ nhồi máu não là do xơ vữa động mạch cảnh, và ngược lại khoảng 1/3 số người bị hẹp động mạch cảnh từ 80% trở lên đều bị đột quỵ. Trong khi đó, tỷ lệ này ở người hẹp động mạch cảnh dưới 80% là không đến 1%.
Dấu hiệu nhận diện xơ vữa mạch máu
- Tất cả mọi người đều có thể xuất hiện tình trạng xơ vữa mạch máu nhưng có nguy cơ cao là những người hút thuốc lá, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, đái tháo đường, béo phì, ít hoạt động thể lực, tiền sử gia đình. Khi một người có nhiều yếu tố nguy cơ cùng lúc thì càng dễ đưa đến xơ vữa mạch máu.
- Thực tế, xơ vữa động máu thường xuất hiện rất sớm, nhưng tiến triển lặng lẽ cho tới khi có biến chứng. Nếu xơ vữa ở động mạch cung cấp máu cho não thì người bệnh có thể có các triệu chứng của thiếu máu não như xây xẩm, chóng mặt, mất thăng bằng, rối loạn giọng nói, yếu liệt tay chân, cảm giác nặng ở cánh tay, chân, làm rớt đồ vật đang cầm trên tay…dấu hiệu này thường xảy ra trong thời gian ngắn, sau đó chúng biến mất. Nhưng nếu chủ quan và không đi khám, một cơn đột quỵ thực sự có thể sẽ xảy ra trong tương lai gần.
Chủ động phòng ngừa đột quỵ ở người bệnh xơ vữa mạch máu
- Nếu bạn bị xơ vữa mạch máu thì điều quan trọng để tránh biến cố đột quỵ là khắc phục tích cực và kiên nhẫn những bệnh sẵn có như tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, thiếu máu não thoáng qua.
-Thay đổi lối sống hằng ngày như hạn chế rượu bia, thuốc lá, tránh stress, giữ đời sống tinh thần vui tươi lành mạnh, đừng bỏ qua bất kỳ cuộc hẹn nào với bác sĩ để được điều chỉnh thuốc và thực hiện các cận lâm sàng phát hiện, xử lý kịp thời các biến chứng.
Rận mu - Cách phát hiện và đề phòng
Hiện nay tại Phòng khám chuyên khoa Ký sinh trùng Ánh Nga không còn hiếm gặp những trường hợp ngứa da dị ứng mà nguyên nhân tới từ ký sinh trùng ngoài da đó là...
Xem: 142442Cập nhật: 10.11.2020
Bệnh ký sinh trùng lây qua đường thực phẩm
Rất nhiều người dân bất ngờ khi thấy bản thân bị nhiễm giun sán ký sinh trùng mà không hề nuôi động vật như chó mèo trong nhà. Hiện nay tỉ lệ người dân nhiễm...
Xem: 72996Cập nhật: 09.11.2020
Muốn Trị Dứt Điểm Nhiễm Ký Sinh Trùng Mèo Toxoplasma Thì Phải Làm Sao
Muốn trị dứt điểm nhiễm ký sinh trùng mèo Toxoplasma thì phải làm sao. Bác sĩ ký sinh trùng chia sẻ những thông tin liên quan đến nhiễm bệnh ký sinh trùng mèo Toxoplasma:...
Xem: 70978Cập nhật: 07.11.2020
Tôi Muốn Trị Dứt Điểm Bệnh Giun Đũa Chó Thì Phải Làm Sao
Tôi muốn trị dứt điểm bệnh giun đũa chó thì phải làm sao. Khi chữa trị bệnh giun sán hay bất cứ bệnh gì cũng cần có liệu trình khoa học và phải theo phác đồ....
Xem: 58738Cập nhật: 04.11.2020