Hầu hết người trẻ chủ quan không nghĩ đến đột quỵ mà nghĩ đến bệnh lý khác, nên dễ bỏ qua giai đoạn sớm của bệnh. Điển hình, bé gái 12 tuổi ở Phú Thọ được đưa đến viện muộn, sau 12 giờ sau khởi phát, vì triệu chứng không rõ ràng. Bệnh nhi đột ngột nhìn mờ, khi đưa đến viện mới được chẩn đoán phình thông động tĩnh mạch.
Các bác sĩ cho biết trong số các bệnh nhân đột quỵ chỉ có 30% đến viện trong thời gian vàng (từ khi có triệu chứng đến 4,5 giờ, muộn nhất là 6 giờ). Số còn lại đến viện muộn khi đã qua giai đoạn vàng, bởi khi mới đột quỵ biểu hiện nhẹ nên người bệnh chủ quan chờ xem có hồi phục không hoặc dùng thuốc theo tuyên truyền. Đến khi nặng lên, người nhà đưa đến viện thì đã qua giai đoạn tối ưu để điều trị.
Hầu hết đột quỵ ở người trẻ liên quan đến yếu tố nguy cơ, như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, bệnh lý tim mạch, lối sống không lành mạnh như lạm dụng thuốc, rượu bia, ít vận động thể lực... Đột quỵ ở người trẻ còn do những bất thường bẩm sinh như dị dạng mạch máu não vốn có từ bé, đến thời điểm, các phình mạch đủ lớn gây ra vỡ.
Việc điều trị người bệnh đột quỵ cần tiến hành nhanh chóng tối đa, bao gồm chẩn đoán và xử trí cấp cứu, đặc biệt là tiến hành tiêu huyết khối trong 4-5 giờ đầu. Đồng thời, người bệnh cần được phối hợp với các chuyên khoa khác như chẩn đoán hình ảnh để can thiệp nội mạch lấy huyết khối cấp cứu; phẫu thuật thần kinh để mổ cấp cứu cho người bệnh chảy máu não, chảy máu dưới nhện, nhồi máu diện rộng...
Bệnh nhân đột quỵ nặng cũng cần được hồi sức thần kinh, thực hiện các thủ thuật cấp cứu tại giường, tập luyện phục hồi chức năng sớm ngay giai đoạn cấp. Các chiến lược giáo dục, dự phòng tái phát đối với người bệnh cũng rất quan trọng.
"Trung tâm đang cố gắng phát triển toàn diện, không chỉ điều trị chuyên sâu đột quỵ cho người trưởng thành mà cho người trẻ, trẻ em. Hy vọng người dân nhận thức được bệnh, đến viện sớm nhất để được hưởng lợi trong cửa sổ vàng, trước 4,5 giờ là tốt nhất", bác sĩ Tôn nói.
Theo chuyên gia, hiện việc điều trị đột quỵ tại Trung tâm đã tiếp cận trình độ của các nước tiên tiến như Mỹ, Anh, với các phương pháp điều trị mới, thuốc mới. Ngày 29/4, Trung tâm được trao Chứng nhận Kim cương - Tiêu chuẩn chất lượng cao nhất của Tổ chức Đột quỵ Thế giới dành cho các Trung tâm Đột quỵ.
Chuyên gia khuyến cáo khi có dấu hiệu nghi ngờ cần gọi ngay 115 để được hướng dẫn và nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.
Với trẻ nhỏ dưới 15 tuổi, nếu gia đình có bố mẹ bị đột quỵ do căn nguyên mạch máu, vỡ phình mạch, vỡ phình thông động tĩnh mạch, có tiền sử bệnh nền như gan thận đa nang thì nên tầm soát mạch máu não để phát hiện bất thường liên quan di truyền do bố hoặc mẹ có các dị dạng.
Theo vnexpress
Ngứa Da Mề Đay Lâu Năm Có Phải Nhiễm Giun Sán Chó Mèo Không?
Em chào bác sĩ, con gái em năm nay 12 tuổi, cháu đang bị ngứa da và nổi mề đay đã 5 năm, kể từ năm cháu 7 tuổi có xuất hiện ngứa tại vùng cổ chân sau đó lan...
Xem: 15129Cập nhật: 26.12.2023
Tổng Quan Về Nhiễm Sán Lá
Sán lá là loài giun dẹp ký sinh. Có rất nhiều loài sán lá. Các loài khác nhau có xu hướng lây nhiễm các bộ phận khác nhau của cơ thể.
Xem: 17505Cập nhật: 14.12.2023
10 Dấu Hiệu Bạn Có Thể Có Ký Sinh Trùng
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và thậm chí đau đớn. Các vấn đề về tiêu hóa không...
Xem: 18184Cập nhật: 08.12.2023
Dấu Hiệu Nào Cảnh Báo Mắt Nhìn Mờ Do Nhiễm Ký Sinh Trùng Giun Sán
Dấu Hiệu Nào Cảnh Báo Mắt Nhìn Mờ Do Nhiễm Ký Sinh Trùng Giun Sán
Xem: 28519Cập nhật: 06.12.2023