GẮP 50 CON SÁN TRONG ỐNG MẬT NGƯỜI ĐÀN ÔNG
Bệnh nhân nam, 52 tuổi, đau bụng dữ dội, sốt cao, nôn, được đưa đến Bệnh viện Bãi Cháy cấp cứu.
Các bác sĩ ngày 12/11 hội chẩn, chẩn đoán người bệnh bị nhiễm trùng đường mật cấp, nội soi chụp mật tụy ngược dòng (ERCP) gắp được khoảng 50 con sán lá gan.
"Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tắc mật và nhiễm trùng đường mật", bác sĩ Chu Mạnh Tường, Khoa Ngoại, Bệnh viện Bãi Cháy, nói.
Sau can thiệp, bệnh nhân được bơm rửa lại đường mật, dịch mật trong thoát ra tốt. Anh tiếp tục điều trị chống nhiễm trùng và diệt sán lá gan nhỏ.
Bác sĩ Lê Thị Kim Liên, Trưởng Khoa Thăm dò Chức năng, Bệnh viện Bãi Cháy, cho biết để điều trị bệnh lý ống mật chủ và ống tụy phải mổ mở lấy sỏi ống mật chủ và đặt dẫn lưu đường mật.
Kỹ thuật nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) có thể thay thế phẫu thuật mở, ít ảnh hưởng tới sức khỏe và thẩm mỹ, thời gian nằm viện ngắn, ít biến chứng, chi phí thấp, nhanh phục hồi sức khỏe. Bệnh nhân tránh được cuộc phẫu thuật lớn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai biến như chảy máu, nhiễm trùng vết mổ và tiết kiệm chi phí nằm viện.
"Phương pháp này điều trị rất hiệu quả, khắc phục được phần lớn nhược điểm của cách phẫu thuật trước đây", bác sĩ Kim Liên nhấn mạnh.
Sán lá gan là một trong các nguyên nhân gây bệnh lý về đường mật như sỏi mật, sỏi gan, ung thư đường mật. Sán bám sâu vào thành đường mật dẫn đến viêm loét đường mật, tắc đường mật, hoại tử túi mật, nhiễm trùng đường mật.
Trong đó, nhiễm trùng đường mật gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như áp xe gan, huyết khối tĩnh mạch cửa, viêm phúc mạc mật, hẹp đường mật, ung thư đường mật... Nguy hiểm nhất là nhiễm trùng huyết dẫn đến suy gan, suy thận cấp, sốc nhiễm trùng nặng, thậm chí tử vong.
Nếu có bất kỳ biểu hiện khác lạ nên đến các cơ sở uy tín xét nghiệm để điều trị kịp thời
Theo Vnexpress
GIUN LƯƠN - TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU HIỆU
Nhiễm giun lươn là bệnh đặc hữu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, bao gồm các khu vực nông thôn của miền nam Hoa Kỳ, tại các địa điểm nơi da trần...
Xem: 56797Cập nhật: 07.01.2021
SÁN LỢN GẠO - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
Bệnh sán lợn gạo là bệnh truyền nhiễm ở mô gây ra bởi ấu trùng (cysticercus) sán dây lợn (Taeniasolium). Người nhiễm bệnh có thể có rất ít hoặc không có...
Xem: 93092Cập nhật: 04.01.2021
PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA SÁN MÁNG
Bệnh sán máng thường gặp ở các vùng nước ngọt, trẻ em và những người thường xuyên tiếp xúc với nước như nông dân, ngư dân sẽ có nguy cơ mắc cao. Ấu trùng...
Xem: 54236Cập nhật: 04.01.2021
BỆNH SÁN MÁNG LÀ GÌ? CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH SÁN MÁNG
Ký sinh trùng Sán máng có tên gọi khác là bilharzia, sán máng là một loại sán dẹt lấy các chất dinh dưỡng từ máu và có thể xâm nhập ra tất cả bộ phận nội...
Xem: 52524Cập nhật: 04.01.2021