Bác Sĩ Ký Sinh Trùng Chia Sẻ Về Bệnh Giun Sán Gây Ngứa Da
Khi bị ngứa da, phần lớn mọi người thường nghĩ đến do thời tiết hoặc bệnh da liễu, ít ai nghĩ đến giun sán gây ngứa da. Vậy tại sao nhiễm giun sán gây ngứa da? Dấu hiệu nhận biết và cách trị như thế nào?
Nhiễm giun sán thường gây phiền toái cho con người đặc biệt là tình trạng ngứa da kéo dài
Những loại giun sán nào nhiễm cho người thường gây ngứa da?
Các loại giun sán nhiễm cho người thường gây ngứa da là Ấu trùng giun đũa chó Toxocara, Ấu trùng giun lươn Strongyloides, Sán lá gan lớn Facilola, Giun đũa Ascaris lumbricoides, Giun móc Ancylostoma duodenale, Giun xoắn Trichuris trichiura, đã được chứng minh là có mối liên hệ đáng kể đối với các bệnh mẩn ngứa da, dị ứng.
Tại sao nhiễm giun sán lại gây ngứa da?
Ấu trùng giun sán khi nhiễm vào cơ thể chúng sẽ xâm nhập vào máu. Quá trình di chuyển trong máu, chúng sẽ kích thích phản ứng dị ứng của hệ thống miễn dịch, gia tăng nồng độ IgE, tăng bạch cầu ái toan và tế bào mast. Khi đó, một số bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu hoặc nhiễm giun sán nặng rất dễ gây nên các phản ứng dị ứng, mẩn ngứa giống như bệnh da liễu.
Một số trường hợp bị mẩn ngứa da do nhiễm giun sán
Bệnh giun đũa chó Toxocara hiện nay có tỷ lệ dương tính trong cộng đồng cao và có liên quan đến các triệu chứng mẩn ngứa ở người lớn và hen suyễn ở trẻ nhỏ.
Một số nghiên cứu cho thấy nhiễm Giun xoắn Trichuris trichiura gây nên các triệu chứng ngứa da và làm tăng nguy cơ dị ứng với mạt. Các nghiên cứu cho thấy sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng điều trị bệnh giun đũa chó Toxocara có khả năng làm giảm triệu chứng ngứa
Bệnh giun sán gây ngứa da có những thuận lợi và khó khăn gì trong chẩn đoán và điều trị?
Thuận lợi có và khó khăn cũng có. Thuận lợi là hiện nay máy móc có thể phát hiện bệnh qua xét nghiệm máu với tỷ lệ chính xác cao. Việc điều trị cũng dễ dàng vì chúng ta có đủ các loại thuốc để diệt ấu trùng giun sán ngay cả khi chúng ở trong mô, trong máu.
Tuy nhiên khó khăn cũng có rất nhiều. Về máy móc và trang thiết bị cho xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh giun sán không phải cơ sở y tế nào cũng được trang bị đầy đủ. Bên cạnh đó, tâm lý chủ quan ít khi nghĩ đến các dấu hiệu bệnh đang gặp là do giun sán gây ra. Nhiều trường hợp đi khám bệnh và làm các xét nghiệm tổng quát đầy đủ nhưng lại thiếu các xét nghiệm về bệnh giun sán.
Tác hại của bệnh giun sán là gì?
Tác hại của giun sán là chiếm chất dinh dưỡng, khiến cho cơ thể suy kiệt vì thiếu chất bổ điển hình trong nhóm này là những loại giun sán chó kích thước lớn như sán xơ mít, giun đũa, giun móc, giun mỏ
Một số ấu trùng giun sán khi nhiễm vào cơ thể, chúng có chu kỳ vòng đời từ ruột đi vào máu rồi đến các tạng, lên phổi, cuống họng, thực quản rồi xuống ruột non. Trong quá trình di chuyển một số loại mắc kẹt hoặc lạc chỗ gây u hoặc ổ áp xe tại gan, tim, mắt và não.
Giun sán lên não được phát hiện trên phim chụp MRI sọ não
Nhóm ấu trùng này phải kể đến là ấu trùng giun đũa chó Toxocara, ấu trùng sán gạo heo, giun lươn, sán lá gan lớn, sán lãi chó. Tác hại nguy hiểm nhất của chúng là gây tổn thương gan, đường mật trong gan, nếu di chuyển đến não gây tổn thương thần kinh trung ương, để lại những hậu quả và di chứng nặng nề
Bác sĩ có thể chia sẻ một số tình huống lâm sàng nghiêm trọng mà bác sĩ đã gặp?
Thực tế lâm sàng các ca bệnh do giun sán gây ra thường làm suy giảm sức khỏe và gây ra các triệu chứng khó chịu như ngứa da kéo dài và thường chữa da liễu không dứt. Nhiễm giun kim thì gây ngứa hậu môn khiến trẻ mất ngủ và khóc về đêm.
Nhiễm sán xơ mít, người bệnh thường than phiền là đầy bụng, đi cầu phân nát, khi thấy đốt sán chui ra thì lo lắng, không nói với ai, không chia sẻ cùng ai, tự đi mua thuốc uống rồi tái đi tái lại, chứ ít khi gặp biến chứng nghiêm trọng.
Có một cô là tiếp viên hàng không, cô này thường ăn bò lúc lắc, khi tới khám cô mang theo một lọ nhựa trong đó có một đốt sán vẫn còn cử động. Thoạt nhìn là chúng tôi biết đó là một đốt của con sán xơ mít. Nhưng cô ấy nói là con giun và không có biểu hiện gì bất thường và đã uống thuốc giun nhưng không khỏi.
Sau một hồi tư vấn là nhiễm sán xơ mít thường ít có biểu hiện triệu chứng, nguyên nhân là do ăn bò tái và con sán nằm trong ruột của chị, chúng có thể dài tới 10 mét và cái đốt này chỉ là một phần của con sán. Điều trị là dùng thuốc trị sán chứ không phải thuốc trị giun.
Con sán xơ mít dài 12 mét được bắt ra từ bụng bệnh nhân
Sau 6 giờ uống thuốc và theo dõi tại phòng khám sổ ra một con sán dài gần 10 mét, bề ngang khoảng 1 cm. Con sán được đựng trong lọ và có thể quan sát phần đầu, cổ và đốt sán. Sau điều trị cô ấy vui vẻ nói “từ nay em không dám ăn bò tái nữa” và lên xe ra về.
Các trường hợp khác chủ yếu là bị ngứa da và chữa trị da liễu nhiều nơi không hiệu quả, sau đó được người thân, bạn bè giới thiệu đi xét nghiệm giun sán và thường dương tính với giun đũa chó Toxocara. Sau điều trị bằng thuốc giun sán thì các dấu hiệu mẩn ngứa do giun sán gây ra mới được cải thiện.
Các xét nghiệm máu hiện nay có thể phát hiện được rất nhiều loại giun sán trong máu, bên cạnh đó xét nghiệm máu cũng có thể cho biết cơ thể bạn bị do dị ứng cái gì và cũng có thể phát hiện bệnh nền gây ngứa như: bệnh gan, thận, tiểu đường, tuyến giáp, thiếu máu.
Nếu bạn đang thấy mình bị ngứa da nổi mẩn dai dẳng, bạn luôn ngại khi ra ngoài trời gió lạnh, bạn mặc cảm với bản thân và không có hứng thú khi chụp ảnh cùng bạn bè và gia đình. Ngay cả những món ăn yêu thích nhất bạn cũng không dám thưởng thức nó.
Xét nghiệm chẩn đoán sán chó Toxocara trong một ngày với quy trình chữa trị chuyên khoa, giúp loại bỏ tình trạng mẩn ngứa da và dị ứng thức ăn do ký sinh trùng sán chó Toxocara trong máu, nguyên nhân được cho là tăng nguy cơ gây dị ứng thức ăn và nổi mề đay kéo dài sẽ là giải pháp mà bạn đang tìm kiếm.
Xét nghiệm chẩn đoán sán chó Toxocara trong một ngày với quy trình chữa trị chuyên khoa đáng tin cậy và lâu dài, kết quả khả quan cho những người bị nổi mề đay, mẩn ngứa, dị ứng lâu ngày chữa trị da liễu không hiệu quả.
Sán chó Toxocara là ấu trùng giun tròn thường gặp, người bị nhiễm có thể có hoặc không có triệu chứng. Nếu bị ngứa da nổi mề đay là báo hiệu bệnh nặng. Nhiễm sán chó làm tăng nguy cơ dị ứng với các tác nhân ngoại cảnh, khiến cơ thể bị ngứa dai dẳng kéo dài. Trị sán chó cho những người bị ngứa da nổi mẩn sẽ góp phần cải thiện tình trạng dị ứng với tôm, cua, gà và thịt bò.
Chẩn đoán, chữa trị sán chó Toxocara trong một ngày
Sử dụng kỹ thuật xét nghiệm ELISA tiên tiến, dễ dàng chẩn đoán và điều trị nhanh chóng không xâm lấn, không can thiệp thủ thuật. Tỷ lệ thành công là cao, kết quả làn da láng mịn trở lại bình thường, không tái phát.
Đảm bảo rằng bạn sẽ nhận được quy trình xét nghiệm chẩn đoán và điều trị an toàn tối đa, các thủ tục nhanh chóng mang lại sự thoải mái trong quá trình khám, chữa trị.
Ngoài ra, toàn bộ quy trình, bao gồm xét nghiệm, chẩn đoán sẽ được thực hiện trong một ngày, mục đích chữa trị là loại trừ căn nguyên gây mẩn ngứa ra khỏi cơ thể, cải thiện tình trạng nổi mề đay nhanh chóng.
Kết quả là làn da trở lại bình thường không còn nổi mề đay mẩn ngứa và thô ráp như trước, bạn sẽ thấy tự tin hơn và có thể thưởng thức các món ăn, diện những bộ đồ thời trang và tham gia các hoạt động vui chơi mà mình yêu thích.
Những trường hợp nào cần xét nghiệm?
Xét nghiệm sán chó cho những người bị viêm da cơ địa, dị ứng kéo dài trên hai tuần mà không rõ nguyên nhân. Xét nghiệm cho những người bệnh không hài lòng với quá trình điều trị bệnh ngứa trước đây hoặc cho những người sử dụng thuốc chống dị ứng nhưng không khỏi bệnh.
Xét nghiệm sán chó cho những người bị ngứa có tính chất tổn thương da ngày một nghiêm trọng. Xét nghiệm máu, điều trị bệnh ngứa do ký sinh trùng trả kết quả và toa thuốc trong một ngày là giải pháp lý tưởng, mang lại nhiều lợi ích hơn so với điều trị bệnh da liễu thông thường cho những bệnh nhân nổi mề đay, ngứa mạn tính tái đi tái lại nhiều lần.
Quá trình xét nghiệm chẩn đoán một số bệnh gây ngứa và điều trị được thực hiện như thế nào?
Kỹ thuật xét miễn dịch ELISA với một lần xét nghiệm cho phép bạn biết được nguyên nhân nổi mẩn ngứa, nổi mề đay, lâu ngày và một số nguyên nhân nguy hiểm tiềm tàng có thể gây tổn thương nội tạng, mắt và não do ký sinh trùng giun sán trong máu gây ra.
Những tổn thương tại da sẽ được cải thiện, bớt thô ráp và láng mịn dần sau 5 đến 7 ngày sử dụng thuốc. Loại bỏ nguyên nhân gây tổn thương da do ký sinh trùng giun sán trong cơ thể là an toàn, là giải pháp lý tưởng để bệnh ngứa không tái phát.
Kết quả là làn da trở lại bình thường, da sẽ mềm mịn hơn, không còn ngứa và thô ráp, cải thiện sự tự tin và cho phép bạn một lần nữa thưởng thức các món ăn và trải nghiệm các hoạt động mà bạn yêu thích nhất.
Hiệu quả sau điều trị
Thời gian phục hồi nhanh với chi phí thấp hơn so với chữa trị triệu chứng dai dẳng kéo dài
Phục hồi da nhanh, giảm nguy cơ tổn thương da trên diện rộng và tử vong do ấu trùng lên não, phòng ngừa viêm da mủ nhiễm trùng huyết
Loại bỏ nguyên nhân gây dị ứng ở hầu hết các trường hợp nhiễm ký sinh trùng giun sán
Sử dụng thuốc tại nhà với thời gian ngắn, tái khám xét nghiệm lại sau một tháng để đánh giá hiệu quả điều trị được thực hiện nhanh chóng dễ dàng.
Làm giảm nhiều sự thất vọng của bạn so với điều trị viêm da dị ứng thông thường
Đảm bảo hiệu quả chữa trị dứt điểm với việc loại bỏ tác nhân có thể gây tái phát
Tăng cường sự tự tin và cải thiện chất lượng sống tổng thể của bạn.
Bác sĩ: Nguyễn Văn Đức
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Cách Nhận Biết Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Do Nhiễm Giun Sán
Cách Nhận Biết Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Do Nhiễm Giun Sán. Một trong những nguyên nhân gây ngứa toàn thân, ngứa nóng rát ra, đôi khi sờ thấy một mảng gồ trên da là...
Xem: 189837Cập nhật: 09.02.2023
SÁN LÁ GAN
Sán lá là sán dẹt ký sinh lây nhiễm vào các mạch máu, đường tiêu hoá, phổi, hay gan. Chúng thường được phân loại theo hệ thống cơ quan mà chúng xâm nhập
Xem: 32458Cập nhật: 08.02.2023
Ngứa Da Nổi Mề Đay Có Phải Do Nhiễm Giun Sán Không?
Ngứa Da Nổi Mề Đay Có Phải Do Nhiễm Giun Sán Không? Một trong những nguyên nhân được cho là ngứa da, nổi mề đay, dị ứng, mẩn đỏ khắp người, hay nổi mẩn...
Xem: 799401Cập nhật: 08.02.2023
Dấu Hiệu Nhận Biết Sán Lên Não
Dấu hiệu nhận biết sán lên não. Bệnh giun đũa chó mèo hay bà con thường gọi là bệnh sán chó có tên khoa học là Toxocara do một loài giun tròn thường ký sinh ở...
Xem: 39798Cập nhật: 20.01.2023