Giun Sán: Mối Nguy Hại Khôn Lường Đối Với Sức Khỏe Trẻ Nhỏ
Bệnh giun sán ở trẻ em là bệnh rất thường gặp. Tuy nhiên, nếu cha mẹ lơ là, thiếu quan tâm, không nhận biết và điều trị sớm tình trạng này, bé sẽ có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng khó lường.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam nằm trong nhóm nước có tỷ lệ nhiễm giun sán cao nhất khu vực châu Á (20 – 97% tùy vùng, miền), trong đó trẻ em dưới 12 tuổi là đối tượng phổ biến nhất. Khí hậu nóng ẩm, tập quán ăn uống, vệ sinh môi trường kém là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
Vậy làm thế nào để bảo vệ bé yêu khỏi hiểm họa nhiễm giun sán – một vấn đề làm đau đầu các bậc cha mẹ. Hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu những triệu chứng, nguyên nhân và biết cách phòng ngừa hiệu quả.
Triệu chứng bệnh giun sán ở trẻ em
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, được xem là điều kiện thuận lợi cho giun sán phát triển. Giun sán có nhiều loại, phổ biến và dễ mắc phải nhất là giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim. Mỗi loại đều có những đặc điểm riêng và có sức tàn phá cơ thể khác nhau. Để biết trẻ đang mắc phải loại giun nào, bạn cần phải dựa vào các triệu chứng cụ thể:
- Giun đũa chó mèo: Ký sinh ở ruột non, triệu chứng chính là rối loạn tiêu hóa như đau bụng quanh rốn, buồn ói, thậm chí nôn hoặc đi ngoài ra giun. Biến chứng của giun đũa là gây tắc ruột, áp xe gan, giun chui đường mật. Một số trường hợp Ấu trùng di chuyển lạc lên mắt và não.
- Giun tóc: Ký sinh ở ruột già, ở giai đoạn nhẹ sẽ không có triệu chứng cụ thể nhưng nếu trẻ bị nhiễm nhiều sẽ hay bị đau bụng, buồn nôn, tiêu hóa bị rối loạn. Tình trạng nặng hơn sẽ gây tổn thương niêm mạc ruột già, đi ngoài có chất nhầy lẫn máu.
- Giun móc: Triệu chứng thường gặp nhất là chóng mặt, mệt mỏi, chán ăn, đau bụng âm ỉ, da xanh, thiếu máu. Ấu trùng giun móc thường chui qua da (chân, tay…), do đó nếu trẻ có thói quen đi chân đất, không mang giày dép, da thường xuyên bị trầy xước thì sẽ rất dễ bị nhiễm loại giun này.
- Giun kim: Ký sinh ở ruột non, sau đó sống ở ruột già và hay đẻ trứng ở rìa hậu môn, gây ngứa ngáy ở khu vực này. Trẻ bị nhiễm giun kim thường khó ngủ, hay quấy khóc, thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, phân lúc đặc lúc lỏng, có thể nhìn thấy giun kim ở hậu môn hoặc ở trong phân.
- Ngoài ra còn có Sán Lá Gan, Sán Dây, Giun Lươn cũng ghi nhận trẻ em mắc phải.
Tại sao trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị nhiễm giun nhất?
Nghịch đất có thể bị nhiễm Ấu trùng Giun Sán
Trẻ em rất năng động, tò mò và ý thức giữ gìn vệ sinh để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm các bệnh ký sinh trùng chưa cao. Nguyên nhân gây ra bệnh giun sán ở trẻ em rất nhiều, có thể là:
- Ăn thực phẩm chưa được nấu chín: Các loại rau sống, món ăn tươi sống (gỏi cá, bò tái, hàu sống…) tiềm ẩn nguy cơ chứa các loại ấu trùng giun sán như sán lợn, sán dây, sán lá gan…
- Không tẩy giun: Rất nhiều cha mẹ thường xem nhẹ việc tẩy giun định kỳ cho trẻ. Trẻ đang trong giai đoạn phát triển, năng động, thích chơi đùa, tò mò nhưng sức đề kháng lại kém hơn so với người lớn và ý thức giữ vệ sinh cá nhân chưa cao nên con có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Tuy nhiên không phải loại giun sán nào uống thuốc tẩy giun cũng hết mà Ba Mẹ phải dùng thuốc Chuyên khoa ký sinh trùng theo Toa Bác sỹ kê uống theo từng đợt mới hết, ví dụ: Sán Chó Toxocara, Sán Lá Gan, Giun Lươn, Sán Dây…
- Chơi đùa cùng vật nuôi: Động vật là vật chủ của nhiều loại giun sán nguy hiểm (sán chó mèo), nếu trẻ hay chơi đùa với thú nuôi nhiễm giun sán thì sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.
- Giữ vệ sinh kém: Ấu trùng giun, sán còn có thể xâm nhập vào cơ thể qua những vùng da hở, trầy xước hoặc qua mắt, mũi, miệng do giun sán vô tình bám vào tay trẻ khi chơi ở những nơi bùn đất ô nhiễm.
- Vệ sinh môi trường kém: Giường, chiếu, nệm, đồ chơi của trẻ… không được thường xuyên vệ sinh sạch sẽ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh giun sán ở trẻ em.
Tại sao bệnh giun sán ở trẻ em lại nguy hiểm?
Việc nhiễm giun làm giảm tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo nhiều phương thức khác nhau:
- Chán ăn, kém hấp thu: Giun ký sinh lâu ngày làm giảm quá trình hấp thụ dưỡng chất cần thiết, khiến cơ thể thiếu hụt vitamin. Điều này làm cho trẻ bị mất cảm giác thèm ăn, ăn mất ngon.
- Suy dinh dưỡng: Giun ký sinh sẽ hút hết các chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu protein.
- Kém phát triển thể chất, trí tuệ: Tình trạng dinh dưỡng kém, thiếu hụt do bị giun tàn phá trong thời gian dài khiến trẻ bị kém tăng trưởng về thể chất (sức khỏe yếu, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa) và trí tuệ (không tập trung, học hành sa sút).
- Tiềm ẩn nhiều bệnh nguy hiểm: Nhiễm giun nếu không được chữa sớm dễ dẫn đến một số bệnh lý nghiêm trọng khác như: viêm ruột thừa, tắc và thủng ruột, rối loạn tim mạch khi nhiễm nhiều giun đũa. Nhiễm giun kim trong thời gian dài ở bé gái dễ dẫn đến tình trạng viêm âm đạo, viêm vòi trứng, nhiễm trùng tiểu.
Chủ động phòng ngừa bệnh giun sán ở trẻ em
Rửa Tay 6 Bước Trước Khi Ăn
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị nhiễm giun nhất do trẻ hiếu động, nghịch ngợm, chưa ý thức được để tránh các nguồn ô nhiễm. Do đó, các bậc cha mẹ cần phải quan tâm, chủ động phòng ngừa để bảo vệ bé yêu. Phòng tránh nhiễm giun sán cho trẻ em tương đối đơn giản và dễ thực hiện, bạn chỉ cần tuân thủ các biện pháp sau:
- Ăn chín uống sôi: Thức ăn và nước uống phải được nấu chín kỹ. Nếu là trái cây, rau sống thì phải xử lý sạch trước khi cho trẻ ăn, thức ăn cần đậy kín tránh ruồi, nhặng, cho trẻ uống nước đã được nấu chín, bảo quản sạch sẽ.
- Giữ sạch môi trường sống: Cần giữ vệ sinh nhà ở và không gian sinh hoạt sạch sẽ, tránh nước đọng, đất cát hoặc những yếu tố lý tưởng cho giun sán dễ phát triển.
- Vệ sinh cá nhân: Thường xuyên cắt móng tay cho trẻ, vệ sinh hậu môn cho trẻ bằng xà phòng sau mỗi lần trẻ đi tiêu. Không để trẻ bò lê la, nghịch đất cát, nhắc nhở trẻ thường xuyên đi giày dép, kể cả đi học và ở nhà, vệ sinh đồ chơi cho trẻ thường xuyên.
- Xổ giun định kỳ 2 lần/năm: Cứ 6 tháng/ lần cần cho trẻ trên 2 tuổi uống thuốc tẩy giun. Lưu ý cần kết hợp xổ giun cho cả nhà để tránh tình trạng lây nhiễm chéo và đạt hiệu quả cao hơn. Để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, bạn nên cho trẻ uống sau bữa ăn tối 2 giờ hoặc uống vào sáng sớm trước khi ăn sáng.
Bên cạnh những biện pháp trên, bạn cũng nên chú ý đến việc giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ, đặc biệt là vệ sinh tay. Khi trẻ chơi với bùn đất hoặc ở những nơi ô nhiễm, tay sẽ là nơi mà trứng giun, ấu trùng giun và các loại vi khuẩn, virus bám vào nhiều nhất. Nếu không rửa tay mà vô tình chạm vào mắt, mũi, miệng sẽ tạo cơ hội cho trứng giun, ấu trùng giun và các loại vi sinh vật gây hại dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Do đó, bạn còn cần dạy con kỹ năng rửa tay đúng cách để ngăn ngừa bệnh giun sán ở trẻ em.
Lưu ý: Thuốc tẩy giun uống định kỳ không có tác dụng với một số Ấu trùng Giun Sán vì chúng di chuyển dưới da, mô, cơ, mạch máu… làm cho các Bé nổi mẩn ngứa, mề đay, dị ứng da, khó tiêu, nôn, sốt nhẹ, biếng ăn dẫn đến còi cọc. Lúc này Ba Mẹ nên đưa con đi khám tại cơ sở Chuyên Khoa Ký Sinh Trùng Giun Sán để Bác Sỹ thăm khám và làm xét nghiệm, tránh để lâu các Ấu trùng này có thể di chuyển đến các khớp, Gan, Mật… thậm trí lên mắt và não.
Nguồn: VNexpress
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Bệnh Sán Chó Là Gì | Khi Nào Nên Xét Nghiệm Sán Chó
Xét nghiệm bệnh sán chó tại phòng khám chuyên về bệnh giun sán, khi có bệnh các bác sĩ có đủ cơ số thuốc về giun sán để trị bệnh cho bạn. Thời gian trả kết...
Xem: 64416Cập nhật: 26.09.2019
Giun Đũa Chó Nguyên Nhân Triệu Chứng Điều Trị Giun Đũa Chó
Bệnh giun đũa chó nên được khám và trị bệnh tại phòng khám chuyên khoa, nơi có đủ trang thiết bị, có bác sĩ chuyên khoa cũng như có thuốc chuyên khoa đầy đủ,...
Xem: 142798Cập nhật: 26.09.2019
Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Giun Chỉ Bạch Huyết
Khi muỗi đốt người, ấu trùng vào máu ngọại biên rồi đến hệ bạch huyết và phát triển thành giun chỉ trưởng thành. Thời gian phát triển trong muỗi kéo dài...
Xem: 71601Cập nhật: 25.09.2019
Một Số Nguyên Nhân Ngứa Da Không Nên Xem Thường
Da nổi mẩn ngứa, mụn nước, các vết bầm tím,… triệu chứng giống hệt các bệnh da liễu, nhưng khi đi khám nhiều người đã rất bất ngờ,...
Xem: 77497Cập nhật: 26.08.2019