1. Huyết áp thấp có nguy hiểm không?
Huyết áp thấp là một bệnh lý tim mạch. Được xác định khi trị số huyết áp dưới 90/60mmHg (Ở người bình thường là 120/80mmHg). Hoặc giảm hơn 20mmHg so với huyết áp bình thường trước đó.
Huyết áp thực chất là lực đẩy máu lại thành động mạch khi tim bơm máu. Do vậy mà khi huyết áp bị giảm đột ngột, não sẽ không được cung cấp đủ lượng máu dẫn đến hoa mắt, chóng mặt. Nếu hiện tượng tụt huyết áp lặp đi lặp lại nhiều lần, nhất là ở những bệnh nhân mãn tính sẽ làm cho các cơ quan trong cơ thể nhanh bị suy yếu do thường xuyên bị thiếu hụt oxy và chất dinh dưỡng.
Nguy hiểm hơn là những trường hợp huyết áp giảm đột ngột có thể gây sốc. Nhất là khi bạn đang lái xe, ở một mình, hay đang làm công việc ngoài trời, ở trên cao,… sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.
Đặc biệt, ở những đối tượng huyết áp thấp kéo dài thì nguy cơ tai biến mạch máu não lên tới khoảng 10-15%. Khi hiện tượng này kéo dài liên tục hơn 2 năm thì nguy cơ mất trí nhớ cao cấp 2 lần. Ngoài ra, ở người già trên 50 tuổi cần theo dõi huyết áp thường xuyên, vì họ vẫn có khả năng chuyển từ huyết áp thấp sang huyết áp cao.
2. Dấu hiệu huyết áp thấp và các triệu chứng dễ gây nhầm lẫn
Nghiên cứu cho thấy, khoảng 70% bệnh nhân không biết mình bị huyết áp thấp và hơn 80% bệnh nhân bỏ qua các triệu chứng của bệnh. Những triệu chứng thường gặp : Mệt mỏi ,thiếu tập trung , đau đầu , nhịp thở nhanh, nông ,cảm giác khát ,mờ mắt , buồn nôn ,da lạnh, ẩm hoặc nhợt nhạt.Các triệu chứng này thường không điển hình và dễ nhầm lẫn. Dấu hiệu huyết áp thấp thường là hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi,… Nhưng đồng thời cũng là dấu hiệu của không ít các rối loạn khác trong cơ thể. Điển hình như việc thiếu hụt dinh dưỡng, hay các lý do khách quan như stress, thay đổi thời tiết. Và tình trạng này diễn ra không thường xuyên dễ khiến nhiều người bệnh chủ quan.
Không ít người mắc căn bệnh này thường gặp phải các triệu chứng như: buồn nôn, chán ăn, đau bụng, ăn không tiêu,… Rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý đường tiêu hóa.
Do vậy mà khi các triệu chứng này diễn ra thường xuyên, bạn không nên chủ quan mà nên đến ngay cơ sở khám chữa bệnh để kiểm tra và xác định chính xác tình trạng sức khỏe của mình.
3. Làm sao để phòng tránh huyết áp thấp?
- Ăn uống đủ bữa (nên ăn kèm thêm 1-2 bữa phụ) với các thực phẩm giàu protein như: thịt, cá, tôm, cua, trứng,… Hay các thực phẩm giàu vitamin C, B như gạo lứt, rau xanh, hoa quả
- Đi ngủ đúng giờ, nên gối thấp
- Khi thức dậy hay thay đổi tư thế cần vận động nhẹ nhàng trước
- Không nên trèo cao, ra nắng gắt hay để cơ thể bị lạnh đột ngột (nhất là đêm khuya)
- Hạn chế rượu bia, mướp đắng, lòng trắng trứng gà, khoai lang tím, tảo biển, cà chua… gây hạ huyết áp
- Có thể ăn gừng, uống nước gừng ấm thường xuyên để phòng tránh huyết áp thấp và hạn chế các rối loạn đường tiêu hóa. Uống đủ nước
Người bệnh không nên chủ quan, coi thường các dấu hiệu bất thường của cơ thể để tránh những hậu quả đáng tiếc do huyết áp thấp gây ra. Cần có các biện pháp dự phòng, thay đổi lối sống tích cực để ngăn ngừa và giảm tiến triển của bệnh.
Người Đàn Ông Phát Ban Mẩn Đỏ Khắp Người, Sau Ba Tháng Mới Tìm Ra Nguyên Nhân
Anh H.D 48 tuổi ở Nam Định, đã ba tháng có tình trạng phát ban ngứa ngáy khó chịu, lúc đầu chỉ nổi ở đùi sau đó lan ra khắp người, bụng, tay chân, lúc thì nổi...
Xem: 23438Cập nhật: 24.08.2023
Tổng Quan Về Nhiễm Trùng Da Do Vi Khuẩn
Nhiễm trùng da do vi khuẩn phát triển khi vi khuẩn xâm nhập qua nang lông hoặc qua các vết nứt nhỏ trên da do vết xước, vết thủng, phẫu thuật, bỏng, cháy nắng,...
Xem: 18717Cập nhật: 24.08.2023
Ăn Gì Giảm Ngứa Da?
Cá béo, trái cây chứa vitamin C, E và quercetin có khả năng chống viêm, hỗ trợ giảm ngứa khi da bị kích ứng.
Xem: 20044Cập nhật: 19.08.2023
Đau Mắt Đỏ, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Đau mắt đỏ đề cập đến sự xuất hiện màu đỏ của phần trắng bình thường của mắt. Mắt có màu đỏ hoặc đỏ ngầu vì các mạch máu trên bề mặt của...
Xem: 20492Cập nhật: 19.08.2023