443 GIẢI PHÓNG, PHƯƠNG LIỆT, THANH XUÂN, HÀ NỘI 0985294298
Trang chủ - KHÁM TỔNG QUÁT - Khám Sức Khỏe Tiền Hôn Nhân, Những Điều Bạn Cần Biết

Khám Sức Khỏe Tiền Hôn Nhân, Những Điều Bạn Cần Biết

 

Khám sức khỏe tiền hôn nhân còn gọi là xét nghiệm tiền hôn nhân cho các cặp vợ chồng trước khi về chung một nhà nhằm kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng quát, đặc biệt phát hiện sớm những bệnh lý liên quan đến sinh sản ở cả nam và nữ, sàng lọc các bệnh di truyền thường gặp, những bệnh có thể gây dị tật ở thai nhi và tầm soát nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn.

Chủ động khám sức khỏe trước hôn nhân và có ý định sinh con là cách tốt nhất để xác định những nguy cơ đối với sức khỏe sinh sản, càng phát hiện sớm bao nhiêu thì việc phòng tránh và điều trị càng hiệu quả bấy nhiêu.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm việc thăm khám tổng quát toàn diện về lâm sàng và làm các xét nghiệm cơ bản cũng như xét nghiệm chuyên khoa, chẩn đoán hình ảnh, siêu âm… để đánh giá tình trạng sức khỏe nói chung, đặc biệt kiểm tra sức khỏe sinh sản nói riêng ở cả vợ và chồng. Việc kiểm tra sức khỏe sinh sản cho cặp đôi cần thực hiện gói xét nghiệm tiền hôn nhân gồm sáu nhóm chính sau:

 

Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm

Cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời những bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục và đường máu như viêm gan B, C, HIV...các bệnh xã hội khác, để tránh nguy cơ lây nhiễm sang vợ hoặc chồng hoặc lây nhiễm từ mẹ sang con.

Các Bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định các xét nghiệm cần thiết.

Nếu không may có dương tính thì các bạn cũng không nên quá lo lắng bởi ngay bước đầu chúng ta đã ngăn chặn và có kế hoạch tốt cho sức khỏe trong tương lai.

Bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn chủ động tiêm vacxin để phòng bệnh trong trường hợp vợ hoặc chồng bị mắc những bệnh này.

 

Xét nghiệm máu cơ bản

Xét nghiệm công thức máu và các chỉ số sinh hóa máu giúp đánh giá số lượng và chất lượng các dòng tế bào máu, có tình trạng thiếu máu hay không, có thiếu các yếu tố vi lượng cần thiết như Fe, Ca, Mg,... có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát hiện và điều trị sớm để người mẹ có thể trạng tốt nhất sẵn sàng cho việc mang thai.

Xét nghiệm hệ nhóm máu ABO và Rh nhằm đánh giá sự phù hợp về nhóm máu của các cặp vợ chồng. Trong trường hợp người vợ có nhóm máu Rh(-) kết hôn với chồng có nhóm máu Rh(+), ở lần có thai đầu tiên có thể chưa có tai biến cho thai nhi. Nhưng ở lần có thai thứ hai trở đi, người mẹ cần được chăm sóc và theo dõi nghiêm ngặt trong suốt thai kỳ, do kháng thể trong máu của người mẹ đi qua rau thai có thể phá hủy các tế bào máu của thai nhi gây sảy thai hoặc thai ch.ết lưu.

 

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA KÝ SINH TRÙNG BÁC SĨ ÁNH

 

 

Xét nghiệm sàng lọc bệnh di truyền và dị tật bẩm sinh

Một số bệnh di truyền thường gặp như tan máu bẩm sinh, bệnh ưa chảy máu, bệnh Moyamoya,... Đây là những bệnh liên quan đến đột biến gen trên nhiễm sắc thể thường hoặc nhiễm sắc thể giới tính.

Các dị tật như bệnh tim bẩm sinh, tật thừa ngón, hở hàm ếch,... thường do yếu tố di truyền có liên quan đến bệnh lý của người mẹ trong quá trình mang thai.

Trên cơ sở xác định bản đồ gen của hai vợ chồng, bác sĩ sẽ chủ động theo dõi và sàng lọc gen bệnh để có thể can thiệp kịp thời.

 

Xét nghiệm ký sinh trùng giun sán

Một số ấu trùng giun sán trong máu có thể gây những biến chứng nguy hiểm và di tật bẩm sinh cho thai nhi nếu người mẹ bị nhiễm các ấu trùng này trong quá trình mang thai, có thể kể đến là ký sinh trùng mèo Toxoplasma. Nếu người mẹ bị nhiễm ký sinh trùng mèo Toxoplasma trong khoảng 6 tháng trước khi mang thai thì nguy cơ truyền bệnh rất cao cho thai nhi như mắc các dị tật bẩm sinh, tổn thương mắt bẩm sinh có thể sảy thai, thai ch.ết lưu hoặc chậm phát triển của thai nhi. Đã có những trường hợp được ghi nhận người mẹ nhiễm ký sinh trùng mèo Toxoplasma sinh con ra để lại bẩm sinh rất đáng tiếc do không được kiểm tra xét nghiệm trước khi dự định có con.

Vì vậy việc kiểm tra phát hiện có nhiễm ký sinh trùng giun sán là rất cần thiết trước khi người mẹ mang thai.

 

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA KÝ SINH TRÙNG BÁC SĨ ÁNH

 

 

Xét nghiệm các bệnh mạn tính

Đối với nữ cần phát hiện và điều trị sớm để kiểm soát tốt các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh thận mạn, cường giáp,... trước khi mang thai. Trong quá trình mang thai, người mẹ cần được theo dõi thường xuyên để tránh những diễn biến phức tạp có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ.

 

Kiểm tra sức khỏe sinh sản

Việc thăm khám chuyên khoa về sản phụ khoa và nam khoa giúp tầm soát các bất thường của cơ quan sinh dục ở nữ như tử cung đôi, vách ngăn tử cung, hẹp vòi trứng, tử cung nhi tính... ở nam như tinh hoàn lạc chỗ, teo tinh hoàn,... cũng như các rối loạn chức năng sinh dục về kinh nguyệt, xuất tinh... Trên cơ sở đó các bác sĩ tiến hành thăm khám chuyên sâu, phát hiện sớm các nguyên nhân gây vô sinh hoặc hiếm muộn để can thiệp điều trị đạt hiệu quả tốt nhất đem lại hạnh phúc được làm cha mẹ cho các cặp đôi.

 

Một số lưu ý khám sức khỏe tiền hôn nhân

Nên khám sức khỏe tiền hôn nhân trước khi cưới ít nhất 3 - 6 tháng,

Cần ngừng sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… trước khi khám.

Nên khám sức khỏe vào buổi sáng và nhịn ăn trước khi lấy máu.

Nam giới nên kiêng xuất tinh trước đó ít nhất 2 ngày để xét nghiệm tinh dịch đồ.

Cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe hiện tại và tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình đặc biệt là các bệnh di truyền, bệnh mạn tính...

Khám sức khỏe tiền hôn nhân cho các cặp đôi là bước khởi đầu cần thiết cho cuộc sống gia đình hạnh phúc sau này,

Để được tư vấn và thực hiện các gói xét nghiệm cơ bản và sàng lọc ký sinh trùng giun sán, xin liên hệ trực tiếp với Phòng khám Quốc tế Ánh Nga, số 443 đường Giải phóng, quận Thanh Xuân, Tp Hà Nội, thời gian từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều tất cả các ngày trong tuần.

 

TsBs. Nguyễn Hằng Lan

PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI

CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN

ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội

BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318

Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật

Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa

 

 

Triệu Chứng Của Bệnh Sán Lá Phổi

Triệu Chứng Của Bệnh Sán Lá Phổi

Tác nhân gây bệnh sán lá phổi ở Việt Nam là do sán lá Paragonimus heterotremus ký sinh trong phổi hoặc màng phổi gây nên.

Xem: 75890Cập nhật: 12.02.2020

Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Bệnh Sán Lá Gan Lớn

Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Bệnh Sán Lá Gan Lớn

Tác nhân dẫn tới người mắc bệnh là do ăn sống các loại rau mọc dưới nước hoặc uống nước có nhiễm ấu trùng Sán lá gan lớn chưa nấu chín. Sán lá gan lớn...

Xem: 68063Cập nhật: 11.02.2020

Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Ký Sinh Trùng Trên Mèo

Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Ký Sinh Trùng Trên Mèo

Tác nhân gây bệnh là ấu trùng của ký sinh trùng trên mèo (Toxoplasma Gondii), là một loại kí sinh chủ yếu trong ruột mèo. Mèo là vật chủ chính như (mèo nhà, mèo hoang,...

Xem: 79333Cập nhật: 11.02.2020

Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Giun Kim

Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Giun Kim

Bệnh giun kim hay còn gọi là Enterobius vermicularis được Linnaeus mô tả lần đầu tiên vào năm 1758 và người là ký chủ duy nhất. Năm 1983, Hugot phân lập được một...

Xem: 107501Cập nhật: 10.02.2020

Bị Ngứa Da Và Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngứa Kéo Dài Do Giun Sán

Cách Trị Bệnh Dị Ứng Da Lâu Ngày Hiệu Quả Tại Phòng Khám Chuyên Khoa

Dấu hiệu nào nhận biết bệnh giun đũa chó mèo Toxocara?

Những điều cần biết về bệnh giun đũa chó mèo

Bệnh Chàm Và Những Yếu Tố Liên Quan Đến Bệnh Giun Sán

Dấu Hiệu Ngứa Da, Dị Ứng, Nổi Mề Đay Do Nhiễm Sán Chó Trong Máu

Copyrights © 2020 BẢN QUYỀN THUỘC PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA, SỐ 443 GIẢI PHÓNG, THANH XUÂN, HÀ NỘI
Chia sẻ: google.comtiwtter.comyoutube.comfacebook.com

Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm

Xét nghiệm máu cơ bản

Xét nghiệm sàng lọc bệnh di truyền và dị tật bẩm sinh