LANG BEN
TỔNG QUAN VỀ LANG BEN
Lang ben (pityriasis versicolor) là bệnh da thường gặp.
Ở một số vùng nhiệt đới có tới 30-40% dân số đã từng bị. Khí hậu ấm và ẩm là điều kiện tốt cho nấm phát triển.
Bệnh hay gặp ở tuổi thiếu niên và người trẻ. Một số yếu tố thuận lợi như vùng da dầu, mồ hôi quá nhiều, suy giảm miễn dịch, dinh dưỡng kém, mang thai và sử dụng corticosteroid....
NGUYÊN NHÂN
Lang ben do nấm thuộc nhóm Malassezia gây nên. Hiện nay đã xác định và phân loại được 12 chủng ưa mỡ Malassezia khác nhau, trong đó có 8 chủng hay gây bệnh cho người: M. sympodialis, Mglobosa, Mrestricta, Mslooffiae, M. furfur, M. obtusa và mới được phân lập là M. dermatis, M. japonica, M. Jamotoensis, M. nang, M. caprae và M. equina.
CHẨN ĐOÁN
Lâm sàng
Tổn thương là dát hình tròn hay hình bầu dục trên có vảy da mỏng. Có thể cào nhẹ trên bề mặt tổn thương để phát hiện vảy da trong trường hợp khó phát hiện (dấu hiệu vỏ bảo). Các tổn thương liên kết với nhau thành mảng lớn hình nhiều cung. Vị trí thường gặp ở vùng da tiết bã, đặc biệt là vùng ngực và vùng liên bả vai. Ngoài ra, tổn thương có thể gặp ở mặt (thưởng gặp ở trẻ em)da đầu, khoeo, dưới vú và bẹn.
Màu tổn thương hay gặp nhất là màu nâu (tăng sắc tố) và nâu vàng (giảm sắc tố); thỉnh thoảng có hiện tượng viêm nhẹ (màu hồng).
Dưới ánh sáng đen Wood, tổn thương lang ben có màu vàng sáng hoặc vàng huỳnh quang. Màu huỳnh quang được phát hiện ở vùng rìa của tổn thương.
Bệnh nhân có thể có ngứa nhẹ nhất là khi thời tiết nóng bức
Lang Ben có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào trên cơ thể
Xét nghiệm
Soi trực tiếp: hình ảnh bảo tử xen kẽ với sợi nấm ngắn từ bệnh phẩm được lấy bằng băng dính hoặc cạo vảy da ở thương tổn.
Nuôi cấy: khi nuôi cấy Malassezia cần phủ trên đó lớp dầu bởi khả năng ưa dầu tự nhiên của nấm.
Chẩn đoán xác định
Tổn thương đa tăng hoặc giảm sắc tố, vảy da mỏng. Đèn wood thấy có màu huỳnh quang vàng
Soi tươi thấy hình ảnh bào tử xen kẽ với sợi nấm ngắn
Chẩn đoán phân biệt
Chàm khô (pityriasis alba).
Giảm sắc tố sau viêm của các bệnh lý khác.
Bạch biến.
Phong thể I
Viêm da dầu.
Vảy phấn hồng Gilbert.
Nấm thân.
Giang mai II.
Viêm nang lông do nguyên nhân khác, đặc biệt viêm nang lông có ngứa và trứng cá.
ĐIỀU TRỊ
Thuốc chống nấm tại chỗ: ketoconazol (1-2%) hoặc selenium sulfid (2,5%) có hiệu quả. Điều trị 2 lẫn/tuần trong 2 đến 4 tuần. Để thuốc trong 10-15 phút rồi rửa.
Các thuốc khác như nhóm azol, allylamin dạng kem và dung dịch, glycol propylen, nystatin, acid salicylic.
Điều trị thuốc kháng sinh đường toàn thân:
Ketoconazol 200 mg/ngày x 5-7 ngày
Itraconazol 100-200 mg/ngày x 5 ngày.
Fluconazol 300 mg/tuần x 2 tuần.
Phòng tái phát:
Loại bỏ và hạn chế các yếu tố thuận lợi.
Sử dụng dầu gội ketoconazol I lần/tuần như xả phòng. Thrill, Ketoconazol 400 mg x 1 lần/tháng,
Fluconazol 300 mg x 1 lần/tháng.
Itraconazol 400 mg x 1 lần/tháng.
Lưu ý: các thuốc điều trị bằng đường toàn thân có thể gây nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là cho gan, thận vì vậy cần được xét nghiệm trước khi chỉ định và trong quá trình điều trị.
BS Nguyễn Văn Đức
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Bệnh Sán Dây | Ấu Trùng Sán Lợn Có Nguy Hiểm Không
Bệnh gạo heo, ấu trùng sán gạo heo thường lành tính. Tuy nhiên, người nhiễm sán sẽ gặp nguy hiểm nếu ấu trùng sán dây lợn tấn công vào não và mắt...
Xem: 66122Cập nhật: 27.09.2019
Bệnh Sán Chó Là Gì | Khi Nào Nên Xét Nghiệm Sán Chó
Xét nghiệm bệnh sán chó tại phòng khám chuyên về bệnh giun sán, khi có bệnh các bác sĩ có đủ cơ số thuốc về giun sán để trị bệnh cho bạn. Thời gian trả kết...
Xem: 64650Cập nhật: 26.09.2019
Giun Đũa Chó Nguyên Nhân Triệu Chứng Điều Trị Giun Đũa Chó
Bệnh giun đũa chó nên được khám và trị bệnh tại phòng khám chuyên khoa, nơi có đủ trang thiết bị, có bác sĩ chuyên khoa cũng như có thuốc chuyên khoa đầy đủ,...
Xem: 143045Cập nhật: 26.09.2019
Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Giun Chỉ Bạch Huyết
Khi muỗi đốt người, ấu trùng vào máu ngọại biên rồi đến hệ bạch huyết và phát triển thành giun chỉ trưởng thành. Thời gian phát triển trong muỗi kéo dài...
Xem: 71828Cập nhật: 25.09.2019