Theo chuyên gia, để khắc phục những vấn đề của cơ thể như giữ nước, tích tụ độc tố và chăm sóc sức khỏe, chúng ta nên lưu tâm đến những thực phẩm lợi tiểu. Vai trò của chúng là tăng bài tiết nước tiểu để giảm lượng muối và nước dư thừa trong cơ thể.
1. Tác dụng phụ là giảm cân
Một tác dụng có lợi khác của cách dùng liệu pháp giải độc tự nhiên có thể là đồng minh giảm béo, bởi vì chúng giúp loại bỏ lượng nước dư thừa trong việc giữ nước, thường gặp ở những người thừa cân.
Tuy nhiên, đây chỉ là tác dụng phụ, chúng không phải là thần dược giúp giảm cân, bởi để đạt được mục tiêu này, trước hết cần phải có một chế độ ăn uống cân bằng và hoạt động thể chất thường xuyên. Các chuyên gia về dinh dưỡng và liệu pháp tự nhiên cho biết : Việc dùng nhiều thực phẩm lơi tiểu tự nhiên có thể làm gia tăng lượng thực vật trong khẩu phần và thúc đẩy quá trình hydrat hóa, điều có lợi cho sức khỏe và dẫn đến giảm cân.
2. Giúp giải độc cơ thể và bổ sung vitamin
Chuyên gia nhấn mạnh , tác dụng lợi tiểu của một số loại thực phẩm là do giàu nước và sự hiện diện của các chất đặc biệt cho phép tăng khả năng lọc ở thận. Các thực phẩm này cho phép cơ thể thải lượng nước dư thừa ra ngoài bằng cách tăng lượng kali nạp vào, đồng thời loại bỏ các chất độc nội sinh do cơ thể tạo ra và các chất độc ngoại sinh do chế độ ăn uống công nghiệp hoặc các các sản phẩm thuốc mang lại.
Tuy những thực phẩm này được xem là "thuốc" giải độc thực sự, lợi ích của chúng không dừng lại ở đó. Vì các chất lợi tiểu tự nhiên chủ yếu là trái cây và rau quả chứa nhiều dinh dưỡng nên cũng có lợi cho sức khỏe tổng thể. Nhờ chúng, cơ thể được cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất, cần thiết cho hoạt động bình thường của tất cả các phản ứng trao đổi chất, ngoài ra còn có chất xơ có tác dụng nhuận tràng, và do đó giúp bài tiết tốt hơn.
3. Danh sách các thực phẩm lợi tiểu
Rau, trái cây, một số loại thực vật, đồ uống chiết xuất từ tự nhiên… đó là các dạng khác nhau của thực phẩm lợi tiểu tự nhiên .Danh sách các loại thực phẩm lợi tiểu tự nhiên tốt nhất có thể kể đến như sau:
- Măng tây: là loại thực phẩm rất giàu nước, kali và asparagin, một chất có tác dụng kích thích hoạt động của thận- Atisô: Có thể sử dụng cả bông, lá lẫn thân, rễ cho tác dụng lợi tiểu, giải độc gan, mật, lọc máu. Các sản phẩm từ atiso có thể làm rau chế biến món ăn, hoặc chế biến đồ uống như trà.
- Dưa chuột: Nước ép dưa chuột chứa các chất chống oxy hóa đóng vai trò chống lại các gốc tự do và có thể loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Khi ăn dưa chuột không những giúp lợi tiểu làm sạch niệu đạo, giúp thận bài trừ độc tố mà chất xơ trong dưa chuột còn tạo cảm giác no nhanh khiến bạn không ăn được nhiều. Do đó, dưa chuột là thuốc tự nhiên giúp giải độc và giảm cân hiệu quả.
- Dưa hấu: là loại trái cây có hàm lượng nước cao nhất, tương tự như dưa chuột nên cũng có tác dụng lợi tiểu, giải độc
- Chanh: đồ uống chế biến từ chanh giúp lợi tiểu, tăng bài trừ các độc tố khỏi cơ thể.
- Cà phê: là một thức uống rất quen thuộc, vì có hàm lượng caffeine tốt, được biết đến với tác dụng lợi tiểu.
- Trà đen và trà xanh: tương tự như cà phê, đồ uống này cũng có tác dụng lợi tiểu vì chúng cũng chứa caffeine;
Giấm táo, vì nó giàu kali, vitamin, nguyên tố vi lượng, chất chống oxy hóa và thậm chí cả khoáng chất. Tuy nhiên, giấm táo nên được tiêu thụ ở mức độ vừa phải do "có tính axit cao và không được khuyến khích trong trường hợp dạ dày có vấn đề.
4. Những lưu ý khi tiêu thụ thực phẩm lợi tiểu tự nhiên
Để tận dụng được đầy đủ công dụng của các thực phẩm lợi tiểu tự nhiên nói trên, chuyên gia dinh dưỡng và liệu pháp tự nhiên khuyên nên tiêu thụ chúng thường xuyên, nhưng không quá mức. Tốt nhất là chỉ nên có một lượng nhỏ thức ăn lợi tiểu trong bữa ăn của bạn mỗi ngày và ăn nhiều hơn trong những khoảng thời gian nhất định theo một đợt chữa bệnh kéo dài một vài tuần
Cần lưu ý khi sử dụng các loại đồ uống lợi tiểu: Không nên uống chúng quá nhiều, trong thời gian quá dài vì có thể gây mệt mỏi cho thận về lâu dài.
Có Phải Tất Cả Các Trường Hợp Xét Nghiệm Bệnh Sán Chó Dương Tính Đều Là Bị Bệnh?
Bệnh sán chó ở người có thật sự nguy hiểm. Ấu trùng sán chó nhiễm qua da thường tạo đường hầm ngoằn nghèo dưới da. Ấu trùng sán chó nhiễm qua đường miệng,...
Xem: 64075Cập nhật: 14.08.2020
Điều trị nổi mề đay do nhiễm ký sinh trùng
Nổi mề đay do mạt bụi nhà blomia tropicalis, Nổi mề đay do lông biểu mô của chó, mèo, gia cầm. Nổi mề đay do côn trùng, ký sinh trùng ký sinh ở dưới da. Nổi mề...
Xem: 68573Cập nhật: 11.08.2020
Phương pháp điều trị bệnh ký sinh trùng mèo
Bệnh ký sinh trùng mèo (Toxoplasma gondii) là bệnh do một loại ký sinh chủ yếu trong ruột mèo, khi chúng ta nuốt phải ấu trùng của chúng. Mèo là loại vật chủ chính...
Xem: 76004Cập nhật: 07.08.2020
Những dấu hiệu của bệnh giun sán cần biết
Nhiều người thường chủ quan cho rằng bệnh giun sán chỉ gây ngứa, viêm da nhưng có nhiều trường hợp chúng có thể di chuyển và phá hủy các bộ phận khác như...
Xem: 91424Cập nhật: 04.08.2020