Hiện nay việc sử dụng đông trùng hạ thảo rất được ưa chuộng , được nhiều người tin dùng với những hiệu quả tích cực cho sức khỏe. Vậy người bệnh tiểu đường có dùng được đông trùng hạ thảo hay không ? Chúng ta cùng tìm hiểu lợi ích của đông trùng hạ thảo đối với người bệnh tiểu đường.
1. Ổn định đường huyết
Có rất nhiều các loại thuốc thảo dược của Trung Quốc đã được báo cáo là có đặc tính chống đái tháo đường, trong đó C. Sinensis được nghiên cứu nhiều nhất và thể hiện tác dụng có lợi của nó đối với bệnh lý này.
Phần quả thể của C. Sinensis giúp giảm cân do bệnh tiểu đường, chứng đa đường và tăng đường huyết, và những cải thiện này cho thấy quả thể của Đông trùng hạ thảo có tiềm năng trở thành thực phẩm chức năng cho bệnh tiểu đường.
Đông trùng hạ thảo chứa hàm lượng Selen khá cao. Selen làm giảm đáng kể mức HbA1c. Hơn nữa, mức HbA1c giảm đáng kể được duy trì bốn tuần sau khi ngừng bổ sung, điều này cho thấy rõ ràng rằng tác dụng của Selen đối với việc kiểm soát đường huyết là tương đối mạnh. Selen có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết ở các mức độ điều chỉnh khác nhau, không chỉ liên quan đến tín hiệu insulin mà còn liên quan đến con đường phân giải và chuyển hóa pyruvate
Một trong những cơ chế dẫn đến bệnh tiểu đường là tế bào beta tuyến tụy bị hủy hoại hoặc rối loạn chức năng. Nhiều hợp chất có trong đông trùng hạ thảo được chứng minh có thể bảo vệ tế bào beta tuyến tụy. CPS-1 – một polysaccharide hòa tan trong nước của đông trùng hạ thảo có tác dụng kích thích tuyến tụy giải phóng insulin và/hoặc làm giảm chuyển hóa insulin
Các thử nghiệm khác nhau trên động vật cũng cho thấy đông trùng hạ thảo cải thiện chuyển hóa glucose trong máu, tăng độ nhạy insulin và làm tăng đáng kể hoạt động của glucokinase ở gan, hexokinase và glucose-6-phosphate dehydrogenase – các yếu tố góp phần ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
2. Bổ sung năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết
Đông trùng hạ thảo có thể được coi là một trong những loại nấm giàu dinh dưỡng bậc nhất với nhiều thành phần acid amin quan trọng và các yếu tố vi lượng thiết yếu. Hàm lượng dồi dào các thành phần hoạt tính sinh học có trong Đông trùng hạ thảo chẳng hạn như protein, chất béo, axit amin thiết yếu, carotenoid, hợp chất phenolic, flavonoid, khoáng chất (Fe, Ca, Mg, Ni, Sr, Na, Ti, Pi, Se, Mn, Zn, Al, Si, K, Cr, Ga, V và Zr), vitamin (B1, B2, B12, A, C, E và K) cũng như các loại carbohydrate khác nhau như monosaccharide, oligosaccharides, polysaccharides, sterol, nucleoside.
Bên cạnh đó Đông trùng hạ thảo (C. sinensis) có hàm lượng cao adenosine dạng ATP – phân tử mang năng lượng. Chính vì vậy đông trùng hạ thảo là loại thực phẩm bồi bổ sức khỏe cho cả người khỏe mạnh và người bệnh.
3. Phòng và hỗ trợ điều trị một số biến chứng của tiểu đường
Một trong những biến chứng thường gặp ở người tiểu đường là biến chứng nhiễm trùng. Lượng đường trong máu tăng cao khiến tăng nguy cơ nhiễm trùng và hậu quả là viêm đường tiết niệu, biến chứng bàn chân đái tháo đường…
Đông trùng hạ thảo có chứa các hoạt chất chống viêm, mạnh, chống oxy vì vậy có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đồng thời hỗ trợ cải thiện nhanh triệu chứng viêm khi nhiễm trùng xảy ra.
Tiểu đường là một trong các bệnh thuộc hội chứng chuyển hóa. Người bệnh tiểu đường thường mắc kèm các rối loạn chuyển hóa khác như tăng huyết áp, mỡ máu cao… Adenosine có trong đông trùng hạ thảo có tác dụng hạ huyết áp, hạ mỡ máu, tăng tuần hoàn máu qua đó bảo vệ tim và hạn chế các biến chứng tim mạch ở người tiểu đường.
Bệnh thận do đái tháo đường là một trong các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường. Theo thống kê từ 22 nghiên cứu với 1746 người tham gia. Trong số những người mắc bệnh thận mạn không được lọc máu, các chế phẩm từ Cordyceps đã làm giảm đáng kể creatinin huyết thanh, tăng độ thanh thải creatinin. Đông trùng hạ thảo, như một liệu pháp bổ trợ cho phác đồ điều trị của y học hiện đại, cho thấy hứa hẹn có khả năng làm giảm creatinin huyết thanh, tăng độ thanh thải creatinin, giảm protein niệu và giảm nhẹ các biến chứng liên quan đến bệnh thận mạn tính
Đái tháo đường đi kèm với những thay đổi nội tiết tố và hóa chất thần kinh có thể liên quan đến lo lắng và trầm cảm. Cả bệnh tiểu đường và bệnh trầm cảm đều tương tác tiêu cực, trong đó trầm cảm dẫn đến kiểm soát trao đổi chất kém và tăng đường huyết làm trầm trọng thêm chứng trầm cảm. C.Sinensis có hoạt tính giống như thuốc chống trầm cảm và làm giảm sự gia tăng nồng độ glucose trong máu do bệnh tiểu đường gây ra. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng C. Sinensis sở hữu các hoạt động hạ đường huyết và điều hòa mạch máu. Cordyceps Sinensis có hoạt tính giống như thuốc chống trầm cảm và một số thành phần của nó có thể hoạt động như chất chủ vận thụ thể adrenoceptor và dopamine D2 hoặc chất ức chế tái hấp thu noradrenaline/dopamine.
Cân nặng luôn là vấn đề lớn ở người bệnh tiểu đường. Thừa cân là một trong các yếu tố nguy cơ khiến người bệnh tiểu đường có thể gặp nhiều biến cố sức khỏe hơn. Đông trùng hạ thảo là một loại thực phẩm ít calo, ít chất béo và rất thích hợp cho người béo phì. Không chứa tinh bột và ít đường vì thế nó có thể được coi là món khoái khẩu của bệnh nhân tiểu đường.
Cordymin là một peptit từ Cordyceps sinensis với tác dụng hữu ích đối với chứng loãng xương do tiểu đường.
Ngứa Da, Da Nóng Bỏng Rát, Châm Chích Dưới Da Là Bệnh Gì?
Chào Bác sĩ, em 32 tuổi ở Hải Dương. Nhờ Bác sĩ tư vấn giúp em ạ, em bị ngứa sáu tháng rồi đi khám da liễu và làm xét nghiệm máu tổng thể rồi không bị...
Xem: 14716Cập nhật: 22.01.2024
Bệnh Chàm Và Những Yếu Tố Liên Quan Đến Bệnh Giun Sán
Bệnh Chàm Và Những Yếu Tố Liên Quan Đến Bệnh Giun Sán. Điều trị bệnh giun sán có khỏi được bệnh chàm hay không? Tại sao nhiễm ấu trùng giun sán trong máu lại...
Xem: 58949Cập nhật: 18.01.2024
Tổng Quan Về Các Triệu Chứng Của Rối Loạn Phổi
Các bác sĩ có thể nghi ngờ có vấn đề về phổi hoặc đường hô hấp dựa trên các triệu chứng. Các triệu chứng rối loạn phổi thường ảnh hưởng đến hô...
Xem: 13423Cập nhật: 13.01.2024
Dấu Hiệu Ngứa Da, Dị Ứng, Nổi Mề Đay Do Nhiễm Sán Chó Trong Máu
Dấu Hiệu Ngứa Da, Dị Ứng, Nổi Mề Đay Do Nhiễm Sán Chó Trong Máu. Điều trị nguyên nhân gây bệnh ngứa chính là loạiibỏ ấu trùng giun sán raikhỏi cơ thể bằng...
Xem: 103489Cập nhật: 09.01.2024