Tê bì là tình trạng mất cảm giác ở một phần hoặc toàn bộ các ngón tay, gây ngứa ran và như bị kim châm, ảnh hưởng tới khả năng cầm nắm đồ. Triệu chứng này có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn rồi tự biến mất khi thay đổi tư thế, hành động nhưng cũng có khả năng làm suy giảm hoạt động. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và tăng nặng thì cần đi khám.Một số bệnh lý có thể gây ra các biểu hiện tê bì được kể đến :
1. Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay (CTS) khá phổ biến, xảy ra khi dây thần kinh giữa, chạy từ cẳng tay đến lòng bàn tay, bị đè hoặc ép ở cổ tay. Nếu một người làm việc nhiều trên máy tính hoặc thực hiện các hoạt động khác khiến cổ tay bị căng, có thể gây kích ứng hoặc làm sưng ống cổ tay. Viêm khớp cũng gây sưng tấy. Điều này khiến các ngón tay bị tê. Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác có thể gặp phải gồm: đau hay ngứa ran ở tay hoặc ngón tay; tay cầm yếu, lúng túng làm rơi đồ.
Người bệnh nên thực hiện một số thay đổi nhằm giảm áp lực lên cổ tay. Ví dụ: khi đang sử dụng máy tính, điện thoại thông minh hoặc các thiết bị khác, hãy thường xuyên để bàn tay và cánh tay được nghỉ giải lao. Giữ cổ tay thẳng, không cong lên khi sử dụng chuột và bàn phím để giảm các triệu chứng ống cổ tay.
Các trường hợp nặng có thể phải đeo nẹp giữ cổ tay ở vị trí không làm tổn thương dây thần kinh. Nếu viêm khớp gây sưng ống cổ tay, bệnh nhân phải tiêm steroid để điều trị.
2. Bệnh tiểu đường
Lượng đường trong máu tăng theo thời gian có thể làm hỏng dây thần kinh, một tình trạng được gọi là "bệnh thần kinh ngoại biên". Các triệu chứng của bệnh bao gồm: tê và ngứa ran ngón tay hoặc bàn chân, cẳng chân hay cánh tay; đau hoặc chuột rút, yếu cơ, phản xạ chậm...
Một số loại thuốc kê toa có thể giúp người bệnh cải thiện triệu chứng như: thuốc chống trầm cảm, chống co giật và kem bôi da. Cần kiểm soát bệnh tiểu đường để ngăn ngừa bệnh thần kinh trở nên tồi tệ hơn.
3. Dây thần kinh bị chèn ép
Dây thần kinh ở cánh tay hoặc cổ tay bị chèn ép như: chấn thương thần kinh; u nang... cũng sẽ gây tê ở một hoặc nhiều ngón tay hoặc khiến ngón tay bị đau, yếu. Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân và một số trường hợp nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật.
4. Đau cơ xơ hóa
Triệu chứng chính của đau cơ xơ hóa là đau lan rộng mà không rõ nguyên nhân nhưng có thể gây tê ngón tay và kèm mệt mỏi, không tập trung; đau nửa đầu; trầm cảm; khó ngủ... Chứng đau cơ xơ hóa xảy ra do cách não xử lý các tín hiệu đau. Dù không có cách chữa trị nhưng một số phương pháp sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng như: sử dụng thuốc làm dịu cơn đau và giúp ngủ ngon; vật lý trị liệu... hay tập thể dục thường xuyên để giảm căng thẳng.
Ngoài những lý do trên, một số vấn đề sức khỏe khác cũng có thể dẫn đến tê ngón tay như: đột quỵ, chấn thương não hoặc tủy sống, chấn thương vai, nhiễm trùng (bệnh Lyme hoặc giang mai), thiếu vitamin B12, tác dụng phụ của hóa trị... hay hội chứng Raynaud, một tình trạng hạn chế lưu lượng máu đến da và thường ở các ngón tay.
Người bệnh cần đi khám nếu tê ngón tay không biến mất hoặc trở nên đau đớn; tay hoặc cánh tay bị tê sau khi chấn thương đầu; bị suy nhược, khó suy nghĩ hoặc nói chuyện; đau đầu đột ngột, dữ dội hoặc cảm thấy chóng mặt.
5. Rối loạn sử dụng rượu
Uống nhiều rượu trong thời gian dài dễ dẫn đến một loạt tổn thương thần kinh được gọi là bệnh viêm đa dây thần kinh do rượu, gây tê ngón tay. Các triệu chứng khác thường gặp gồm: ngứa ran, tê hoặc có cảm giác kim châm ở bàn tay, cánh tay, chân hoặc bàn chân; đau ở cánh tay hoặc chân; yếu cơ, chuột rút...
Để chấm dứt các triệu chứng, cách tốt nhất là bỏ uống rượu. Sau đó, bệnh nhân sẽ được điều trị các triệu chứng của bệnh đa dây thần kinh bằng thuốc giảm đau, vật lý trị liệu... hay bổ sung dinh dưỡng (vitamin E, B1, folate và vitamin B12).
CÁC LOẠI RAU KHI ĂN CÓ NGUY CƠ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG
Một số loại rau chúng ta sử dụng hằng ngày có thể bị nhiễm ký sinh trùng nếu chúng ta không sơ chế đúng cách như : rau muống, cải xanh, cải cúc, rau má...
Xem: 61247Cập nhật: 14.11.2020
KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT ẨN NÁU TRONG MÁU VÀO MÙA KHÔ
Các nhà khoa học Đức phát hiện ký sinh trùng sốt rét ẩn náu trong tế bào máu vào mùa khô bằng cách thay đổi đặc tính hồng cầu.
Xem: 38136Cập nhật: 14.11.2020
PHÒNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG CHO TRẺ
Ký sinh trùng rất dễ bị lây trên trẻ em đặc biệt là các loại giun sán. Cần vệ sinh cho bé đúng cách và chế độ dinh dưỡng hợp lý để phòng tránh nhiễm ký...
Xem: 41551Cập nhật: 14.11.2020
KÝ SINH TRÙNG LÀ GÌ ? KÝ SINH TRÙNG CÓ GÂY NGUY HIỂM ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Ký Sinh Trùng là mối quan hệ cộng sinh giữa các loài , Ký sinh trùng muốn tồn tại phải sống nhờ vào sinh vật đang sống khác như con người, động vật và thực...
Xem: 54494Cập nhật: 14.11.2020