Một Số Nguyên Nhân Ngứa Da Không Nên Xem Thường
Da nổi mẩn ngứa, mụn nước, các vết bầm tím,… triệu chứng giống hệt các bệnh da liễu, nhưng khi đi khám nhiều người đã rất bất ngờ khi bác sĩ kết luận bị nhiễm sán chó mèo. Đây là một loại ký sinh trùng nguy hiểm với cơ thể người.
Chị Trần Lan Anh (ở Bắc Giang) cho biết, chị bị ngứa hơn hai năm nay và suốt thời gian đó đã điều trị tại nhiều bệnh viện mà không đỡ. Chị đã uống hết nhiều loại thuốc này đến thuốc khác, rồi tìm đến cả thuốc lá tắm, tình trạng ngứa của chị không giảm. Những cơn nổi ngứa cứ hành hạ chị hằng ngày. Nhiều khi chị ngứa đến phát bực, gãi tới chảy máu mới thôi. Sau khi vào Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương, các bác sĩ thăm khám, làm xét nghiệm đã kết luận chị bị nhiễm bệnh sán chó mèo. Biết được kết quả chị đã rất bất ngờ. Triệu chứng dễ nhầm với bệnh da liễu.
Bác sĩ chuyên khoa đã ghi nhận nhiều trường hợp đến khám trong tình trạng ngứa nhiều nơi trong cơ thể, ở tay và chân xuất hiện nhiều vết đỏ như nổi mề đay. Sau khi khám và làm xét nghiệm máu đã xác định bệnh nhân bị sán chó mà trước đó bệnh nhân đã đi điều trị về da liễu mà mãi không đỡ.
Mới đây, bệnh nhân nam (35 tuổi, quận Cầu Giấy, Hà Nội) thấy mẩn ngứa bàn tay, thường xuất hiện vào buổi tối, không thấy nổi mụn nước đã vào khám. Lúc đầu anh cũng chỉ nghĩ mình bị viêm da thông thường. Nhưng những cơn ngứa ngày càng nặng, nhận thấy những bất thường anh đi xét nghiệm máu. Kết quả cho thấy kháng thể anti Toxocara IgG dương tính bằng xét nghiệm ELISA. Dựa vào những triệu chứng trên và kết quả xét nghiệm, các bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng ngứa của anh là do nhiễm sán chó.
Sau đó, bệnh nhân đến phòng khám và được bác sĩ kê đơn điều trị sán chó. Sau điều trị, tình trạng ngứa đã giảm rõ rệt.Vì triệu chứng như da nổi mẩn ngứa, mụn nước, bầm tím,… giống với các bệnh da liễu khác, nhất là vào những ngày thời tiết khô, ngày lạnh hiện tượng ngứa da gặp nhiều hơn. Điều này khiến nhiều người chỉ nghĩ bị ngứa, nổi mẩn là cho rằng bị viêm da.
Vì vậy, khi xuất hiện những bất thường đó, người dân nên đến cơ sở y tế kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa lời khuyên và phương pháp điều trị chính xác. Giai đoạn đầu nhiễm sán chó rất khó phát hiện, chỉ khi có các biến chứng, tổn thương, viêm nhiễm một cơ quan nào đó trên cơ thể và làm xét nghiệm máu mới biết.Theo BS.Nguyễn Văn Đức, khi cơ thể khi nhiễm sán chó, người bệnh có những biểu hiện như: Ngứa, nổi mẩn; đau đầu, đau bụng, khó tiêu; đau nhức mỏi, tê bì; sốt, thở khò khè. Người bệnh có thể kèm theo các triệu chứng sau: Gan to, viêm phổi, đau bụng mạn tính, rối loạn thần kinh khi trú, tổn thương ở mắt, rối loạn thị lực, viêm mắt, tổn thương võng mạc.
PGS.TS Đỗ Trung Dũng, Trưởng Khoa Ký Sinh Trùng cho rằng, sán chó có tên khoa học là Toxocara spp, là loại ký sinh trùng hình ống dài giống như giun đũa ở người, nhưng nhỏ hơn. Không chỉ chó, mèo thả rông mà cả chó, mèo cảnh đã được tắm rửa sạch sẽ cũng không loại trừ các khả năng gây bệnh.
Bình thường, một số giun sán có vật chủ chính là một số loại động vật, không ký sinh ở người. Nhưng trong quá trình sinh hoạt, các loại giun sán này có thể nhiễm vào cơ thể người qua đường ăn uống hoặc chui qua da vào cơ thể người. Trẻ em là đối tượng dễ bị mắc nhất, vì hay tiếp xúc với đất hoặc trẻ hay ngậm, mút tay, đồ chơi, ôm ấp chó, mèo,…
Theo GS.TS Nguyễn Văn Đề, bệnh sán chó mèo có thể gây nhiều biến chứng cho người bệnh. Thường giun sán hoặc trứng giun sán hiện diện trong phân chó, dính trên lông, khi được vuốt ve, trứng giun theo lông chó bám vào tay người qua đường ăn uống xuyên qua thành ruột, vào máu và đi khắp cơ thể.
Nếu không được phát hiện sớm, ký sinh trùng giun sán sẽ tự nhân lên, xâm nhập vào các cơ quan nội tạng. Tùy vào vị trí trú ngụ của nó mà chúng có thể gây bệnh khác nhau. Đặc biệt, ấu trùng có thể đến định vị ở những cơ quan hiểm yếu của người như hệ thần kinh trung ương, mắt và gây bệnh nguy hiểm như động kinh, viêm màng não, liệt, lác, mù mắt,… thậm chí dẫn đến tử vong đến người bệnh mắc phải khi không điều trị kịp thời.
Bệnh sán chó, mèo không lây từ người sang người nên biện pháp phòng là chủ yếu. BS.Nguyễn Thu Trang khuyến cáo, để phòng tránh bệnh giun sán mọi người cần phòng ngừa bằng các cách sau:
- Hàng tuần dọn dẹp sạch sẽ nơi chó và mèo nằm.
- Phân chó, mèo phải được chôn lấp hoặc bỏ vào túi và vứt bỏ vào thùng rác.
- Không cho trẻ chơi đùa nơi mà chó, mèo thải phân.
- Rửa tay với xà phòng sau khi tiếp xúc với chó, mèo, sau khi nghịch đất cát và trước khi ăn uống.
- Định kỳ tẩy giun sán cho chó, mèo.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, bệnh do sán chó, mèo sẽ khó phát hiện nếu chỉ khám đơn thuần. Khi phát hiện các triệu chứng, như: Nổi ban, mẩn ngứa vài ngày không tìm thấy dấu hiệu, kèm theo sốt nhẹ hay đau mỏi, tê bì chân tay,… người bệnh cần xét nghiệm ELISA máu để phát hiện nhiễm ấu trùng sán chó, mèo. Khi phát hiện nhiễm ấu trùng sán chó mèo, người bệnh phải được điều trị đúng cách và phải đúng chuyên khoa thì bệnh mới khỏi. Hiện nay thị trường có nhiều loại thuốc hiệu quả với sán chó, mèo nhưng tuyệt đối mọi người không nên tự mua thuốc điều trị, để tránh những biến chứng không đáng có gây ra.
Liên hệ khám bệnh giun sán tại Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội. Thời gian mở của từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày CN. Phòng khám do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng giàu kinh nghiệm trực tiếp khám và điều trị bệnh giún, đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh./.
Bác sĩ. Nguyễn Ánh
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
CÁC NGUY CƠ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA LAO PHỔI
Lao phổi là thể bệnh hay gặp nhất hiện nay , nguồn lây bệnh lao cho người lành chủ yếu là người bệnh mắc lao phổi, đặc biệt là người bệnh có vi khuẩn tìm...
Xem: 20322Cập nhật: 06.07.2023
NGƯỜI PHỤ NỮ VUI MỪNG SAU KHI ĐƯỢC TRỊ KHỎI BỆNH SÁN CHÓ TOXOCARA
HÀ NỘI – Chị P.N.A 32 tuổi tại Long Biên, trải qua 8 năm ngứa dữ dội, mất ăn mất ngủ, gãi đến mức trầy xước da, da đổi màu sạm, bác sĩ khám sau đó chỉ...
Xem: 24062Cập nhật: 05.07.2023
SAU 8 NĂM CHỮA TRỊ NGỨA DA MẠN TÍNH NGƯỜI PHỤ NỮ MỚI BIẾT NHIỄM SÁN CHÓ TOXOCARA
HÀ NỘI – Chị P.N.A 32 tuổi tại Long Biên, trải qua 8 năm ngứa dữ dội, mất ăn mất ngủ, gãi đến mức trầy xước da, da đổi màu sạm, bác sĩ khám sau đó chỉ...
Xem: 23146Cập nhật: 05.07.2023
THỊT RÃ ĐÔNG CÓ NÊN ĐÔNG LẠI ?
Đông lạnh là cách hiệu quả để duy trì giá trị dinh dưỡng, chất lượng và hương vị của nhiều thực phẩm. Nếu thịt vừa rã đông lại đông lạnh ngay thì không...
Xem: 20145Cập nhật: 04.07.2023