443 GIẢI PHÓNG, PHƯƠNG LIỆT, THANH XUÂN, HÀ NỘI 0985294298
Trang chủ - Bản tin sức khỏe - NĂM 2020 CÓ 5 SỰ KIỆN Y TẾ NỔI BẬT

Năm 2020, Việt Nam rất nổ lực y tế phi thường trong chông dịch Covid - 19 và thành tưu y khoa như mổ tách song sinh, ghép tạng....

1. Khống chế thành công Covid-19

Ngày 23/1, Việt Nam phát hiện ca nhiễm nCoV đầu tiên trong lúc thông tin về virus và căn bệnh hoàn toàn mới mẻ. Với kinh nghiệm từ thời chống SARS, ngành y tế đưa ra chiến lược ngăn chặn, truy vết, cách ly, khoanh vùng, dập dịch. Tất cả bệnh nhân đợt dịch một và hai được chữa khỏi hoàn toàn kể cả những ca nặng nhất như "bệnh nhân 19", "bệnh nhân 91". Việt Nam trở thành điển hình thành công khống chế Covid-19 trên thế giới.

Đợt dịch thứ ba bùng phát cuối tháng 7, đánh vào các khoa thận, hồi sức... ở ba bệnh viện Đà Nẵng. Thách thức là không xác định được nguồn lây; năng lực xét nghiệm và điều trị ở miền trung không đáp ứng. Các đội y bác sĩ từ Hà Nội, TP HCM và các tỉnh khác được điều động nhanh chóng để dập dịch. Công cụ truy vết cũng giúp khống chế sự lây lan, hạn chế hậu quả chỉ 35 ca tử vong, chủ yếu trên người cao tuổi có bệnh sẵn.

Việc nghiên cứu phát triển vaccine được tiến hành ngay từ đầu năm, đưa đến bước thử nghiệm vaccine trên người đầu tiên đang diễn ra, hứa hẹn một vũ khí chống dịch an toàn và hiệu quả.

Nguồn lực hạn chế, biên giới dài, độ mở cao, nhưng Việt Nam dập dịch thành công giúp đời sống xã hội và nền kinh tế dễ thở hơn trong khi đối phó với Covid-19.

2. Ca mổ tách trẻ dính nhau

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, TP HCM, thực hiện ca đại phẫu tách hai bé gái dính liền phần bụng chậu ngày 15/7, cách 32 năm kể từ ca mổ cặp Việt - Đức.

Gần 100 bác sĩ tham gia ca mổ tách rời cặp song sinh Hoàng Trúc Nhi và Hoàng Diệu Nhi. Lúc này, hai bé tròn 13 tháng tuổi, nặng tổng 15 kg. Mỗi bé có hai tay, hai chân nhưng thông nối nhiều mạch máu và chung nhiều cơ quan nội tạng, sống cộng sinh.

​ 

Diệu Nhi hôn Trúc Nhi, một tháng sau ca mổ tách dính. Ảnh: Hữu khoa.

Bác sĩ Trương Quang Định, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, chỉ huy cuộc mổ dài hơn 13 giờ, gồm ba giai đoạn gồm tách rời, tái tạo, sắp xếp lại xương và các cơ quan. Trúc Nhi - Diệu Nhi được tách thành hai con người độc lập.

Ngày 7/10, hai chị em xuất viện. Bác sĩ Định đánh giá, quá trình hồi phục của bé gần như hoàn hảo. Các bé đạt đúng quỹ đạo phát triển như một trẻ bình thường về thể chất và tinh thần.

"Ca phẫu thuật đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc của nền y tế Việt Nam về tách dính trẻ song sinh dính liền", Giáo sư Trần Đông A, người chỉ huy ca mổ tách nổi tiếng thế giới 32 năm trước, cố vấn ca mổ tách hai bé lần này, nhận xét.

3. Kỷ lục 23 ca ghép tạng trong 13 ngày

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thực hiện liên tiếp 23 ca ghép tạng gồm ba ca ghép tim, bốn ca ghép gan, 16 ca ghép thận hồi đầu tháng 9. Các tạng hiến từ cả người chết não và người sống. Sau ghép, sức khỏe các bệnh nhân đều tiến triển tốt, ổn định.

Ghép tạng là kỹ thuật khó cần sự phối hợp chính xác giữa các kíp mổ bên cho và bên nhận. Y bác sĩ không chủ động được thời gian vì phụ thuộc nguồn tạng hiến, nhưng chỉ chậm trễ một chút là có thể hỏng tạng. Các ca mổ ghép thường dài cả chục giờ và việc chăm sóc hậu phẫu chống thải ghép phức tạp.

Số ca trên phản ánh tốc độ tăng năng lực ghép tạng ở Việt Nam. Trước khi ca ghép gan đầu tiên diễn ra năm 2004, nhiều chuyên gia đã được cử sang nước ngoài học tập, khoảng thời gian chuẩn bị cho ca phẫu thuật dài 5 năm.

 Bác sĩ Bệnh viện Việt Đức thực hiện ghép tim cho 2 bệnh nhân trong 2 ngày liên tiếp. Ảnh:Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Bệnh viện Việt Đức thực hiện ghép tim cho 2 bệnh nhân trong 2 ngày liên tiếp. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Để có kỷ lục về ghép tạng này, hơn 400 y bác sĩ làm việc xuyên tuần. Đây cũng là lần đầu tiên Trung tâm Tim mạch và lồng ngực của bệnh viện ghép tim cho hai bệnh nhân trong hai ngày liên tiếp.

4. Khám chữa bệnh từ xa

Đề án Khám, chữa bệnh từ xa ban hành ngày 22/6 mở ra một thời mới trong chẩn đoán và điều trị, với hai mục tiêu là tất cả cơ sở y tế, nhất là tuyến huyện, được hỗ trợ chuyên môn liên tục; mọi người dân đều được hỗ trợ y tế thường xuyên và khi cần thiết.

Hệ thống Telehealth giúp điều trị hiệu quả bệnh nhân mà vẫn đảm bảo giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid-19; giảm chi phí đi lại, giảm quá tải tuyến trên, tăng năng lực tuyến dưới, kết nối các bệnh viện.

Khám chữa bệnh từ xa có thể áp dụng cho chẩn đoán, điều trị, dự phòng, phục hồi. Với bệnh nhân, thay vì phải di chuyển hàng trăm cây số tới Hà Nội hoặc TP HCM, họ có thể vẫn nằm tại bệnh viện gần nhà, thậm chí tại nhà, mà vẫn được bác sĩ tuyến trung ương chẩn đoán trên thời gian thực.

Khoảng 1.500 cơ sở y tế trên cả nước kết nối trực tuyến qua ứng dụng Telehealth. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá đây là chiến lược quan trọng của ngành y tế, đặc biệt trong thời đại chuyển đổi số.

5. Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tái xuất

Sau nhiều năm im ắng, nhiều dịch bệnh truyền nhiễm chết người trỗi dậy trong năm nay như bạch hầu, sốt mò, Whitmore.

Bạch hầu âm thầm tấn công nhiều trẻ em ở Tây Nguyên, lan ra Quảng Trị, Quảng Ngãi. Gần 200 ca bạch hầu được ghi nhận, trong đó bốn em bé tử vong. Số bệnh nhân tăng gần 450% so với năm 2019, tăng đến 15 lần so với giai đoạn 2014-2018.

Covid-19 đã làm gián đoạn tiêm chủng, góp phần khiến dịch bạch hầu bùng phát. Ngoài ra, nhiều bậc cha mẹ quên đưa con đi tiêm. Ở Tây Nguyên, tỷ lệ tiêm chủng bạch hầu - bệnh có trong chương trình tiêm chủng mở rộng toàn quốc - chỉ đạt 50%. Để dập dịch, các đội y bác sĩ lập tức được điều tới buôn làng để tiêm chủng cộng đồng cho hàng chục nghìn người. Tháng 10, dịch được khống chế.

  ​   

Bệnh Whitmore bùng phát ở miền trung do mưa lũ kéo dài là môi trường sinh trưởng mạnh mẽ của vi khuẩn gây bệnh. Bệnh viện Trung ương Huế đến tháng 10 tiếp nhận 41 ca, gấp 3 lần số ca trung bình nhiều năm qua. Quảng Trị ghi nhận 30 ca.

Sốt mò - bệnh truyền nhiễm đã biến mất nhiều năm - xuất hiện lại ở một số tỉnh miền bắc. Do thông tin về bệnh không phổ biến, hầu hết người bệnh tới viện muộn, tình trạng nặng.

Những bệnh truyền nhiễm chết người trên đều là bệnh cũ tái xuất, hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine và giữ vệ sinh.   

Theo vnexpress

Nguyên Nhân Gây Bệnh Sán Chó Ở Người

Nguyên Nhân Gây Bệnh Sán Chó Ở Người

Bệnh sán chó ở người không phải là một căn bệnh hiếm gặp. Từ lâu chó luôn là động vật yêu quý và gần gũi với con người nhất, chính vì hay tiếp xúc với...

Xem: 89934Cập nhật: 06.02.2020

Phòng Chống Bệnh Sán Dây Lợn Như Thế Nào

Phòng Chống Bệnh Sán Dây Lợn Như Thế Nào

Sán dây lợn trưởng thành có thân dẹp, màu trắng đục, dài từ 2-4 m, có khoảng 800-1000 đốt. Cấu tạo cơ thể gồm có đầu, cổ và thân đốt sán. Bên trong mỗi...

Xem: 67118Cập nhật: 05.02.2020

Những Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Sán Chó

Những Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Sán Chó

Sán chó là một loại ký sinh trùng có tên khoa học thường gọi là Toxocara canis. Nhiễm sán chó là do ăn phải trứng của sán chó có ở trong phân của con chó. ..

Xem: 91607Cập nhật: 04.02.2020

Nguyên Nhân Và Cách Trị Nổi Mề Đay

Nguyên Nhân Và Cách Trị Nổi Mề Đay

Nổi mề đay do mạt bụi blomia tropicalis, Nổi mề đay do lông biểu mô chó, mèo, gia cầm, Nổi mề đay do côn trùng, ký sinh trùng ký sinh dưới da Nổi mề đay do bia rượu,...

Xem: 57574Cập nhật: 14.01.2020

Bị Ngứa Da Và Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngứa Kéo Dài Do Giun Sán

Cách Trị Bệnh Dị Ứng Da Lâu Ngày Hiệu Quả Tại Phòng Khám Chuyên Khoa

Dấu hiệu nào nhận biết bệnh giun đũa chó mèo Toxocara?

Những điều cần biết về bệnh giun đũa chó mèo

Bệnh Chàm Và Những Yếu Tố Liên Quan Đến Bệnh Giun Sán

Dấu Hiệu Ngứa Da, Dị Ứng, Nổi Mề Đay Do Nhiễm Sán Chó Trong Máu

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh Phòng Khám Ánh Nga Đề Tài Nghiên Cứu Khoa

Xét Nghiệm Giun Sán Gồm Những Loại Nào? Chi Phí Bao Nhiêu?

Người Đàn Ông Phát Ban Mẩn Đỏ Khắp Người, Sau Ba Tháng Mới Tìm Ra Nguyên Nhân

Đau Mắt Đỏ, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

HÀ NỘI – PHÁT BAN MẨN ĐỎ KHẮP NGƯỜI, ĐI KHÁM PHÁT HIỆN NHIỄM KÝ SINH TRÙNG

Ăn hải sản sống, coi chừng nhiễm giun sán

TỔNG QUAN VỀ KÉM HẤP THU THỨC ĂN

HÀ NỘI – NHIỄM BA LOẠI KÝ SINH TRÙNG DO THÓI QUEN ĂN MỘT MÓN ĂN SÁNG

ẤU TRÙNG SÁN CHÓ DI CHUYỂN QUA DA GÂY NGỨA

VIÊM DA ĐỒNG TIỀN

Tại sao khám bệnh viện da liễu nhiều năm không hết ngứa?

Địa Chỉ Chữa Bệnh Giun Sán Chó Uy Tín Tại Hà Nội

SÁN TRONG NÃO GÂY RA CÁC TRIỆU CHỨNG NHƯ TÂM THẦN

BỆNH GIUN XOẮN

Địa Chỉ Điều Trị Bệnh Sán Dây Uy Tín Tại Hà Nội

TỔNG QUAN VỀ NHIỄM GIUN LƯƠN

Bị Ngứa Nổi Mẩn Toàn Thân Do Giun Sán, Người Phụ Nữ Đầu Hàng Vì Trị Nhiều Lần Không Khỏi

NHIỄM TRÙNG NÃO DO AMIP, VIÊM MÀNG NÃO DO AMIP NGUYÊN PHÁT

BÍ QUYẾT GIÚP ĐƯỜNG RUỘT KHỎE LẠI

Trị Bệnh Hôi Miệng Do Nhiễm Ký Sinh Trùng Giun Sán

Có Nên Quá Lo Lắng Khi Bị Ngứa Kéo Dài Do Nhiễm Giun Đũa Chó Mèo?

TÔI KHÔNG NGỜ ĐẾN MÌNH CŨNG BỊ NHIỄM SÁN CHÓ

Viêm Da Dị Ứng Kéo Dài Tôi Chỉ Mong Tìm Được Nguyên Nhân Để Chữa Trị.

Mẩn Ngứa Da Do Giun Sán Cách Phát Hiện Nhiễm Sán Trong Máu Gây Ngứa

BỆNH DO SÁN LÁ LỚN Ở GAN

Thuốc Điều Trị Giun Đũa Chó Tại Phòng Khám Chuyên Khoa Ký Sinh Trùng

Có Nên Quá Lo Lắng Khi Bị Nhiễm Bệnh Sán Chó Mèo Toxocara?

Sán chó Những Dấu Hiệu Của Bệnh Sán Chó Chớ Nên Xem Thường

Bệnh Sán Chó Mèo Ở Người Có Trị Khỏi Hoàn Toàn Được Không?

Nếu Bị Giun Đũa Chó Mèo Điều Trị Ở Đâu Bao Lâu Thì Khỏi?

Lý Do Tại Sao Bệnh Sán Chó Lại Gây Ngứa Kéo Dài?

Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngứa Da Do Giun Đũa Chó Mèo

Cách Nhận Biết Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Do Nhiễm Giun Sán

Ngứa Da Nổi Mề Đay Có Phải Do Nhiễm Giun Sán Không?

Dấu Hiệu Nhận Biết Sán Lên Não

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ GIUN ĐŨA, LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT ĐÃ MẮC GIUN ĐŨA

Tại Sao Trẻ Em Mắc Giun Kim Lại Ngứa Hậu Môn, Khám Trị Ở Đâu?

Bằng Cách Nào Sán Dây Chó Echinococcus Có Thể “Đột Nhập” Vào Tới Phổi Người Bệnh?

Bị Ngứa Da Do Giun Sán Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Điều Trị

Mắt Bị Mờ Do Giun Sán Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Điều Trị

Điều Trị Bệnh Sán Chó Tại Phòng Khám Bệnh Giun Sán Ánh Nga

Sán Chó Có Lây Không?

KHI NÀO CẦN LÀM XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG

BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM NHẤT CỦA NỔI MỀ ĐAY KÉO DÀI LÀ GÌ?

SÁN LÁ GAN CÓ NGUY HIỂM CHO NGƯỜI ?

NHỮNG DẤU HIỆU BẠN ĐÃ BỊ NHIỄM SÁN XƠ MÍT

Cách nhận biết trẻ bị nhiễm giun sán dành cho ba mẹ

Cảnh báo những loại giun sán thường gặp ở trẻ em, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm

THANH NIÊN 19 TUỔI CHẾT VÌ BỆNH SÁN CHÓ

Nổi mề đay do sán chó là gì và chữa trị bằng cách nào?

MÙA KHÔ KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT ẨN NÁU TRONG MÁU

Rận mu - Cách phát hiện và đề phòng

Bệnh ký sinh trùng lây qua đường thực phẩm

Muốn Trị Dứt Điểm Nhiễm Ký Sinh Trùng Mèo Toxoplasma Thì Phải Làm Sao

Giun Sán Gây Ngứa Da: Coi Chừng Ấu Trùng Lạc Chỗ

Điều Trị Giun Lươn Strongyloides Biến Chứng Nặng Theo Phác Đồ 15 Ngày

Biểu hiện nào cho thấy đã bị nhiễm sán chó?

Sán lá gan: Phương pháp điều trị và chi phí chữa bệnh sán lá gan

Làm thế nào để bắt con sán xơ mít dài 12 mét ra khỏi cơ thể?

Cảnh báo những loại thực phẩm có thể khiến bạn ôm hận vì sán xơ mít

Phương pháp điều trị bệnh ký sinh trùng mèo

Khám Bệnh Ký Sinh Trùng Giun Sán Ở Đâu

Tác Hại Và Triệu Chứng Của Bệnh Giun Đũa

Quy Trình Xét Nghiệm Echinococcus IgG

Một Số Điều Cần Biết Về Ký Sinh Trùng Demodex Trên Da Người

Nguyên Nhân Và Tác Hại Của Bệnh Giun Chỉ Bạch Huyết

Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Echinococcus

Những Điều Cần Biết Về Giun Hình Ống

Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Amip Ở Não

Bệnh Sán Chó Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Trị Bệnh Sán Chó

Copyrights © 2020 BẢN QUYỀN THUỘC PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA, SỐ 443 GIẢI PHÓNG, THANH XUÂN, HÀ NỘI
Chia sẻ: google.comtiwtter.comyoutube.comfacebook.com

NĂM 2020 CÓ 5 SỰ KIỆN Y TẾ NỔI BẬT

Sự kiện y tế nổi bật

Y tế nổi bật