Thuốc làm từ alpha-lactalbumin - một loại protein phổ biến trong sữa mẹ - và axit oleic, cho thấy hiệu quả trong việc tiêu diệt tế bào ung thư bàng quang. Ưu điểm lớn nhất của thuốc là không gây hại cho các tế bào khỏe mạnh.
Tác động của hợp chất protein đối với tế bào ung thư được phát hiện tình cờ vào những năm 1990, khi giáo sư người Thụy Điển Catharina Svanborg tìm hiểu cách sữa mẹ chống lại vi trùng. Qua việc sử dụng các tế bào ung thư ở người vì chúng sống vô hạn trên các đĩa thí nghiệm, bà rất ngạc nhiên rằng sữa mẹ làm các tế bào này biến mất.
Kể từ đó, Svanborg bắt đầu phát triển một bản sao của protein sữa mẹ để trị bệnh ung thư và xây dựng dữ liệu về hiệu quả của nó. Svanborg cho biết nhóm nghiên cứu của bà tại Đại học Lund, Thụy Điển, "rất vui mừng" trước kết quả thử nghiệm mới nhất.
Thử nghiệm được thực hiện trên 40 bệnh nhân ung thư bàng quang không xâm lấn cơ tại Prague, Cộng hòa Czech. Một tháng trước khi phẫu thuật, họ dùng sáu liều thuốc được đưa qua một ống thông vào bàng quang.
Kết quả được công bố trên tạp chí Nature Communications hôm 8/6, cho thấy sự khác biệt giữa bệnh nhân được điều trị bằng thuốc và nhóm dùng giả dược. Thuốc giúp đào thải nhanh chóng các tế bào ung thư vào nước tiểu trong vòng hai giờ, làm giảm đáng kể kích thước khối u.
Ung thư bàng quang gây ra 200.000 ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu và có tỷ lệ tái phát cao. Đây là bệnh ung thư phổ biến thứ 4 ở Mỹ và thứ 5 ở châu Âu. Chi phí điều trị ung thư bàng quang cao nhất trong tất cả các loại ung thư, tiếp theo là ung thư đại trực tràng, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Hơn 80% trường hợp tái phát bệnh sau khi cắt bỏ hoàn toàn khối u và 15% phát triển thành bệnh xâm lấn cơ.
Chỉ có ba loại thuốc được phép dùng cho ung thư bàng quang không xâm lấn cơ. Ngoài ra, nguồn cung không đủ khiến thuốc khó tiếp cận.
"Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), nhu cầu điều trị ung thư bàng quang chưa được đáp ứng. Đây là dạng ung thư rất phổ biến và tốn kém với ít lựa chọn điều trị. Các phát hiện về Hamlet là một bước tiến và chúng tôi hy vọng thuốc sẽ được sử dụng rộng rãi, có thể cho bệnh ung thư giai đoạn đầu", giáo sư Svanborg nói.
Hamlet cần trải qua thử nghiệm giai đoạn ba trước khi được cấp phép. Nhóm đang nghiên cứu liều lượng thuốc có thể cho hiệu quả tối đa và đáp ứng nhu cầu của từng bệnh nhân.
"Chúng tôi cần thêm bằng chứng, nhưng hy vọng đây có thể là phương pháp hóa trị nhẹ nhàng trong tương lai'', Mats Persson, giám đốc điều hành Hamlet Pharma, cho biết.
Gần đây, nhóm nghiên cứu thuốc Hamlet cũng có phát hiện bất ngờ. Họ nhận thấy một số vi khuẩn E. coli tạo ra chất có thể được dùng trong điều trị ung thư bàng quang và ruột kết. Kết quả đã được công bố trên tạp chí Nature Biotechnology.
Theo vnexpress
NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ VI KHUẨN, VI RÚT VÀ KÝ SINH TRÙNG GIÚP BẢO VỆ CƠ THỂ
Hằng ngày , chúng ta thường nghe nói đến vi khuẩn hay ký sinh trùng nhưng những gì con người hiểu về vi sinh vật này còn rất hạn chế. Nếu hiểu chúng sẽ giúp...
Xem: 44755Cập nhật: 02.02.2021
BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM NHẤT CỦA NỔI MỀ ĐAY KÉO DÀI LÀ GÌ?
biến chứng nguy hiểm nhất của nổi mề đay kéo dài là gì? Xét nghiệm viêm da, dị ứng và trị ngứa da do ký sinh trùng giun sán và sán chó Toxocara trong máu độc đáo...
Xem: 65531Cập nhật: 01.02.2021
TỤT HUYẾT ÁP - CÁCH ĐỂ TỰ CỨU MÌNH
Khi có các dấu hiệu tụt huyết áp, chúng ta cần bĩnh tĩnh nằm xuống chỗ bằng phẳng, nâng chân cao, uống nước đường, nước muối, day huyệt thái dương
Xem: 44141Cập nhật: 30.01.2021
PHÁT HIỆN GIUN ĐŨA 25CM CHUI VÀO ỐNG MẬT
Bệnh nhân nam sống tại Quảng Ninh có biểu hiện đau bụng từng cơn vùng thượng vị, buồn nôn...qua phương pháp nội soi phát hiện có giun đũa chui trong ống mật
Xem: 37758Cập nhật: 27.01.2021