NGỨA 4 NĂM MỚI PHÁT HIỆN NHIỄM GIUN ĐŨA CHÓ MÈO
HÀ NỘI - Người phụ nữ 48 tuổi, 4 năm qua ngứa dữ dội, gãi đến mức trầy xước, nhiễm trùng, bác sĩ khám phát hiện nhiễm giun đũa chó mèo.
Tại một cơ sở khám chữa chuyên khoa ký sinh trùng giun sán cho biết bệnh nhân đến khám trong tình trạng toàn thân thâm tím, có nhiều mảng da trầy xước, nhiều vết ngoằn ngoèo dưới da như giun bò.
Kết quả xét nghiệm máu cho thấy bệnh nhân nhiễm giun đũa chó mèo, kèm dị ứng trên da. Người phụ nữ không nuôi chó mèo, không tin nhiễm giun. Tuy nhiên bác sĩ cho rằng nguồn lây có thể từ ăn rau sống, hoặc khi chế biến thức ăn. Bác sĩ dùng thuốc điều trị đặc hiệu để giảm sự phát triển của ấu trùng, trị triệu chứng ngứa, sức khỏe người bệnh sau đó ổn định.
Giun đũa chó mèo (Toxocara) là loại ký sinh trùng ở chó mèo, trứng giun thường có trong đất hoặc nước bị nhiễm phân chó mèo. Thông thường, trứng giun đũa trong cơ thể mèo, chó theo phân ra ngoài môi trường, 1-2 tuần sau sẽ hóa phôi. Đây là giai đoạn trứng giun đũa xâm nhập gây bệnh cho người.
Người nhiễm loại giun này có thể do ăn phải một cách tình cờ. Ấu trùng di chuyển qua niêm mạc ruột vào tuần hoàn máu đến hệ thần kinh trung ương như não, tủy sống và rễ dây thần kinh, gây viêm não, màng não. Trẻ em dễ nhiễm giun sán do thói quen đùa nghịch với đất cát, là nơi phát tán trứng giun do đặc tính phóng uế của chó, mèo.
Ngứa là dấu hiệu điển hình. Người bệnh ngứa rất nhiều đến mất ăn mất ngủ, gãi trầy xước da, toàn thân thâm tím, sứt sẹo vì ngứa. Người bệnh nhiễm trùng trên da nhiều năm, điều trị về da liễu nhưng bệnh không thuyên giảm. Tại mỗi vị trí khác nhau sẽ có những biểu hiện, triệu chứng khác nhau.
Điều trị ấu trùng giun đũa chó mèo thường kéo dài. Đáp ứng điều trị của mỗi người cũng khác nhau, có những bệnh nhân một lộ trình điều trị đã cải thiện triệu chứng, song có người phải 2-3 đợt, và luôn cần bác sĩ theo dõi sát, chỉnh thuốc cho phù hợp.
Hiện nay, nhiều người nuôi thú cưng, chơi và ngủ cùng chúng, là nguy cơ tiềm ẩn bệnh tật. Bác sĩ khuyến cáo các gia đình vệ sinh môi trường sống, không cho trẻ em chơi ở những nơi có phân chó mèo, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn, ăn chín uống sôi. Tẩy giun định kỳ cho vật nuôi.
Theo Vnexpress
VÌ SAO CHÚNG TA CẦN KHÁM TỔNG QUÁT ?
Các bác sĩ khuyến cáo rằng mỗi người nên đi khám sức khỏe tổng quát 6 tháng một lần để theo dõi tình trạng và phát hiện bất thường nếu có của cơ thể....
Xem: 45152Cập nhật: 12.01.2021
TẠI SAO GIƠI TRẺ BỊ ĐỘT QUỴ NHIỀU ?
Đột quỵ nguyên nhân chính là bị di dạng mạch máu não. Giới trẻ ngày nay thường hay sử dụng nhiều chất kích thích như rượu ,bia, lười vận động dẫn đến...
Xem: 35401Cập nhật: 12.01.2021
BỆNH SÁN MÁNG VÀ CÁC BIẾN CHỨNG
Phần lớn người mắc bệnh sán máng có tình trạng bệnh nhẹ _dưới 100 trứng trong một gam phân và không có triệu chứng, khoảng 50 - 60% có biểu hiện lâm sàng, và...
Xem: 48909Cập nhật: 11.01.2021
HÍT BÓNG CƯỜI NAM THANH NIÊN TỔN THƯƠNG TỦY SỐNG
Vừa qua , Một thanh niên được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn thăm khám trong tình trạng tê bì toàn bộ chân tay, yếu tứ chi sau khi hút quá nhiều bóng cườ...
Xem: 43013Cập nhật: 11.01.2021