Ngứa Da Dị Ứng Do Nhiễm Ký Sinh Trùng
Chào bác sĩ, tôi sinh bé được gần 1 tháng thì bị ngứa nỗi mề đay. Lúc đầu thì hay bôi dầu nóng hoặc rượu thì lặn. Nhưng thấy lâu không khỏi tôi đi da liễu khám thì bác sĩ chẩn đoán bị mề đay và cho thuốc về uống hẹn 1 tháng tái khám. Nhưng không khỏi. Tôi đi khám và uống thuốc thì bớt ngứa nhưng hết thuốc lại bị ngứa lại. Uống thuốc liên tục như vậy tôi thấy rất buồn ngủ và nhiều lúc hoa mắt chóng mặt cứ uống thuốc vào là ngủ. Nên khi nào ngứa quá chịu không được tôi mới uống. Xin bác sĩ tư vấn giúp ạ.
Xin trả lời bạn như sau:
Ngứa da nổi mề đay có nhiều nguyên nhân gây ra ví dụ như dị ứng do thức ăn, mạt bụi nhà, nấm da, yếu tố gia đình, thiếu kẽm sau sinh em bé, nhiễm ký sinh trùng giun sán trong máu, ký sinh trùng dưới da,…
Ngứa da do dị ứng thức ăn cần làm xét nghiệm gì?
Một số thực phẩm chứa nhiều đạm có thể gây ra dị ứng sau khi ăn với biểu hiện nổi mề đay dị ứng ngay sau ăn hoặc một hai ngày sau như ăn: thịt bò, thịt gà, tôm, cua, cá ngừ, cá chích, cá mòi,… Hiện nay xét nghiệm máu có thể phát hiện cụ thể loại thức ăn mà bạn bị dị ứng đó là xét nghiệm panel 1 việt, xét nghiệm panel 1 việt cũng cho bạn biết được có bị dị ứng với mạt bụi nhà, phấn hoa, bụi cỏ, lông vũ,…
Ngứa da dị ứng do nhiễm ký sinh trùng trong máu cần làm xét nghiệm gì?
Trường hợp ngứa da dị ứng, nổi mẩn lâu ngày và khám điều trị da liễu không bớt, uống thuốc ngứa thì lại bớt nhưng hết thuốc thì ngứa lại nên khám và làm xét nghiệm chuyên khoa ký sinh trùng để phát hiện và điều trị giun sán. Phương pháp xét nghiệm hiện nay là làm xét nghiệm máu bằng phương pháp Elisa.
Tại sao nhiễm ký sinh trùng trong máu lại gây ngứa da dị ứng?
Khi cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng qua đường tiêu hóa, da, niêm mạc, ấu trùng sẽ di chuyển vào cơ thể, một số loài chui qua thành ruột để đi vào máu chu du khắp cơ thể gây bệnh ở các cơ quan bộ phận mà chúng di chuyển tới như ấu trùng giun đũa chó Toxocara (sán chó).
Hiện nay tỷ lệ nhiễm phải ấu trùng giun lươn Strongyloides, sán lá gan lớn Fasciola và ký sinh trùng mèo Toxoplasma gondii là rất cao. Vì vậy bạn nên tới phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng để làm xét nghiệm một số loại giun sán thường gặp.
Qua thăm khám hỏi bệnh nếu nghi ngờ bạn bị ngứa da là do dị ứng thức ăn, lông vũ, hay mạt bụi nhà bác sĩ sẽ chỉ định thêm làm xét nghiệm một số nội dung đó để tìm nguyên nhân giúp chị yên tâm chữa trị.
Liên hệ khám bệnh ký sinh trùng tại Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng, 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội. Phòng khám mở của từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày CN. Do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng giàu kinh nghiệm trực tiếp khám và điều trị./.
Bác sĩ. Nguyễn Mỹ Hạnh
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
VIÊM TUYẾN GIÁP NHỮNG TRIỆU CHỨNG DỄ BỊ NHẦM LẪN
Một số triệu chứng phổ biến hằng ngày như sốt, khó nói, khó nuốt hay mệt mỏi, kém tập trung....dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Nhưng đó cũng là 1 trong...
Xem: 27282Cập nhật: 25.12.2021
VACCINE ASTRAZENECA LIỀU 3 HIỆU QUẢ CHỐNG OMICRON
Nghiên cứu đã bình duyệt, dựa trên kết quả từ thử nghiệm do Đại học Oxford thực hiện,liều thứ ba vaccine AstraZeneca có tên gọi Vaxzevria cho thấy nồng độ kháng...
Xem: 25525Cập nhật: 23.12.2021
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CỦA TẮC NGHẼN MẠCH MÁU TRONG PHỔI
Cục máu đông từ tĩnh mạch di chuyển đến phổi làm tắc nghẽn mạch máu phổi gọi là thuyên tắc phổi.Một trong những triệu chứng chính của thuyên tắc phổi...
Xem: 27867Cập nhật: 21.12.2021
Ý NGHĨA VÀ QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM ĐÔNG MÁU
Có rất nhiều yếu tố tham gia và ảnh hưởng tới quá trình đông máu của cơ thể , xét nghiệm yếu tố đông máu sẽ được thực hiện khi người bệnh có những...
Xem: 39408Cập nhật: 18.12.2021