Ngứa Da Do Những Nguyên Nhân Gì
Chào bác sĩ, em năm nay 27 tuổi, làm nhân viên kế toán. Gần đây em hay bị ngứa da và nổi mẩn đỏ nhiều ở tay chân. Em đi làm xét nghiệm và được trả kết quả là nhiễm giun đũa chó Toxocara. Liệu ngứa da này có phải do nhiễm giun đũa chó không bác sĩ? Em không nuôi hay tiếp xúc với chó và đã định kì xổ giun mà sao vẫn bị nhiễm? Mong bác sĩ giải đáp giúp. Em xin cảm ơn.
Chúng tôi xin đưa ra giải đáp những thắc mắc của bạn như sau:
Trước hết, Ngứa da là triệu chứng làm cảm giác khó chịu cho cơ thể, đòi hỏi phải gãi nhiều, có lúc gãi tới chảy máu mới đã ngứa.
Nguyên nhân ngứa da có thể do:
Nhiễm kí sinh trùng: giun sán hoặc ký sinh trùng trên chó mèo.
Dị ứng: có thể dị ứng với thời tiết, phấn hoa, mạt bụi nhà, thức ăn,…
Bệnh nội khoa: bệnh gan mật (viêm gan, tắc mật…), bệnh đái tháo đường, bệnh thận,…
Tâm lý: Stress.
Trong cuộc sống hiện nay, nguyên nhân ngứa da thường gặp ngày càng nhiều là dị ứng, ký sinh trùng và stress. Ký sinh trùng gây ngứa da thường gặp nhất hiện nay đó là giun đũa chó (Toxocara canis – người dân hay gọi là sán chó) và ký sinh trùng trên mèo (Toxoplasma gondii). Nhiều người bị nhiễm giun đũa chó hoặc ký sinh trùng trên mèo thường hỏi: “nhà tôi không nuôi chó mèo mà tại sao tôi lại nhiễm con này?”. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải hiểu chu trình lây nhiễm của giun đũa chó và ký sinh trùng trên mèo.
Giun đũa chó là loại giun sống ở trong ruột chó, thường là chó con. Giun trưởng thành đẻ trứng và theo phân thải ra bên ngoài môi trường. Trứng giun có thể sống tới vài tháng hoặc tới vài năm trong môi trường và phát tán khắp nơi (nhờ gió, bàn tay,…). Người bị nhiễm giun là do vô tình nuốt phải trứng giun, có thể dính ở trong thực phẩm (đặc biệt là rau sống) hoặc bàn tay đưa lên miệng. Vào bên trong ruột trứng giun nở ra ấu trùng, xâm nhập vào máu và sau đó đi khắp cơ thể. Ấu trùng giun đũa chó không thể trưởng thành ở trong cơ thể người, nên không thể sinh sản. Triệu chứng ngứa là do cơ thể phản ứng với ấu trùng ở trong máu, cơ thể tiết ra một chất gọi là Histamine gây ngứa.
Ký sinh trùng mèo (đôi khi người dân hay gọi sán mèo) cũng có đường lây nhiễm gần giống với giun đũa chó. Khi mèo thải trứng ký sinh trùng ra ngoài theo phân, trứng bám vào đất, cỏ, lá cây,… Các loài động vật ăn cỏ hoặc ăn tạp (heo) bị nhiễm khi ăn phải, ký sinh trùng sẽ phát triển và tạo nang ở trong cơ bắp. Đối với người, ngoài nuốt phải trứng ký sinh trùng, người còn có thể bị nhiễm do ăn thịt có chứa nang ký sinh trùng nấu chưa chín (tương tự như gạo heo). Các loại thịt có thể chứa nang ký sinh trùng mèo là thịt trâu bò, heo, cừu,…
Như vậy, chúng ta có thể bị nhiễm giun đũa chó và ký sinh trùng mèo mà không hề nuôi hay tiếp xúc với chó mèo.
Để chẩn đoán được chính xác nguyên nhân ngứa da và điều trị hiệu quả, cần phải đi khám và làm xét nghiệm máu tại phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng.
Tại sao khi đã xổ giun sán định kì mà vẫn bị nhiễm sán chó, sán mèo?
Thuốc xổ giun sán định kì có thành phần là Albendazole hoặc Mebendazole. Thuốc chỉ có tác dụng đối với giun sống trong đường tiêu hóa (giun đũa, giun tóc, giun móc, giun lươn,…). Đối với sán dải (sán xơ mít) thuốc cũng có tác dụng hạn chế. Đặc biệt với liều dùng duy nhất, thuốc chưa đủ để tiêu diệt được sán chó, sán mèo. Hai loại ký sinh trùng này cần được điều trị theo phác đồ chuyên khoa, với thời gian điều trị dài hơn và phối hợp thuốc.
Liên hệ xét nghiệm và điều trị ký sinh trùng giun sán tại Phòng khám bệnh giun sán 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội. Giờ mở của từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày CN. Phòng khám do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng giàu kinh nghiệm thành lập, trực tiếp khám và điều trị bệnh giun sán, đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh./.
Bác sĩ. Lê Giang
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Những dấu hiệu của bệnh giun sán cần biết
Nhiều người thường chủ quan cho rằng bệnh giun sán chỉ gây ngứa, viêm da nhưng có nhiều trường hợp chúng có thể di chuyển và phá hủy các bộ phận khác như...
Xem: 91481Cập nhật: 04.08.2020
Các phương pháp chẩn đoán ký sinh trùng gián tiếp
Chẩn đoán miễn dịch học các bệnh ký sinh trùng được chẩn đoán muộn so với các vi sinh vật khác do việc sản xuất kháng nguyên ký sinh trùng gặp khó khăn. Ký...
Xem: 68568Cập nhật: 27.07.2020
Khám Bệnh Ký Sinh Trùng Giun Sán Ở Đâu
Những bệnh thường do ký sinh trùng giun sán gây ra cũng có các biểu hiện như ngứa da dị ứng, nổi mề đay, đau đầu,… Nên người bệnh dễ nhầm với bệnh da liễu...
Xem: 62454Cập nhật: 21.07.2020
Triệu chứng nổi mề đay do nhiễm ký sinh trùng
Triệu chứng nổi mề đay thường có thể gặp ở mọi lứa tuổi, xuất hiện ở bất kì vị trí nào của cơ thể khi thì ở mặt, ở tay, ở chân, khi thì ở lưng,...
Xem: 58572Cập nhật: 16.07.2020