Mẩn Ngứa Da Nổi Mề Đay Có Phải Do Nhiễm Giun Sán Không?
[ Điểm đánh giá5/5 ] 279 người đã bình chọn
Đã xem 698819 | Cật nhập lần cuối: 30/01/2024 10:42:55 AM | RSS
Chào bác sĩ: Cháu sinh năm 1981, nghề nghiệp lái xe khách đường dài, cháu bị mẩn ngứa da nổi mề đay, dị ứng toàn thân kéo dài hơn 2 tháng nay, mỗi khi ngứa cháu phải uống thuốc dị ứng mới hết ngứa nhưng sau đó ngứa xuất hiện trở lại.
Cháu muốn hỏi bác sĩ nổi mẩn ngứa như vậy có phải do mắc giun sán không và mắc loại gì? Tại sao mắc bệnh giun sán lại bị nổi mẩn ngứa thưa bác sĩ?
Trả lời hỏi đáp:
Trước hết xin chia sẻ với bạn vì lái xe khách đường dài mà phải uống thuốc chống dị ứng thường xuyên thì thật sự không tốt chút nào vì loại thuốc này thường gây buồn ngủ và có chống chỉ định khi lái xe.
Ngứa da có nhiều nguyên nhân gây nên và đa phần là ngứa da, dị ứng thuộc về bệnh da liễu, thông thường chỉ cần thăm khám bác sĩ da liễu là có thể yên tâm. Bị ngứa kéo dài trên 6 tuần và có tính chất tái đi tái lại mặc dù đã uống thuốc dị ứng nhưng không hết gọi là bệnh ngứa mạn tính. Khi đó mới quan tâm tới các nguyên nhân khác trong cơ thể bao gồm bệnh ấu trùng giun sán.
Người bị nhiễm bệnh giun sán là do nuốt phải trứng chứa ấu trùng có trong thực phẩm, ấu trùng nở trong ruột non và xuyên qua thành ruột vào máu, ấu trùng di chuyển tới tất cả các cơ quan theo dòng máu, cơ chế gây ngứa là do độc tố của ấu trùng giun sán tiết ra trong máu, gây nên phản ứng dị ứng mẩn ngứa dẫn đến da bị nổi mẩn đỏ, mề đay, dị ứng giống như bệnh da liễu. Điển hình là bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo Toxocara hay bà con thường gọi là bệnh sán chó.
Quá trình lây nhiễm bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo Toxocara ở người
Khi thăm khám bác sĩ chỉ định xét nghiệm máu sẽ phát hiện bệnh ấu trùng giun sán và chữa trị bệnh giun sán bằng thuốc diệt ký sinh trùng theo phác đồ. Khi đó mang lại sự yên tâm rằng bệnh ngứa do ấu trùng giun sán sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.
Mẩn ngứa da ở bệnh nhân xét nghiệm máu nhiễm ấu trùng giun đũa chó Toxocara
Qua câu hỏi của bạn, chúng tôi chưa thể chẩn đoán bạn bị ngứa do nguyên nhân gì, để biết chính xác bệnh ngứa do giun đũa chó mèo hay nguyên nhân nào khác gây ra, mời bạn tới phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng Ánh Nga, địa chỉ số 443 đường Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội để xét nghiệm và điều trị.
Ánh nga là phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng, do các bác sĩ làm việc trong ngành ký sinh trùng, trực tiếp khám bệnh, xét nghiệm, điều trị bệnh mẩn ngứa da, dị ứng, mề đay lâu ngày do nhiễm ấu trùng giun sán trong cơ thể, đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh.
BS. Nguyễn Văn Đức
Ngứa gãi sưng môi là bệnh gì?
Tôi thường hay bị ngứa sưng môi, có khi sưng to căng mọng và nhức, uống thuốc chống dị ứng thì hết sau đó lại bị phù môi. Xét nghiệm ELISA kết quả dương tính với Toxocara canis. Xét nghiệm bạch cầu ái toan là 2%. Xin bác sỹ tư vấn. Nguyễn Văn Hồng
Gửi anh Hồng
Trường hợp của anh bị ngứa, sưng môi và nhức, đã uống thuốc dị ứng nhưng không thuyên giảm. Thậm chí ngứa nhiều hơn, gãi nhiều hơn, môi sưng mọng khó chịu.
Kết quả xét nghiệm máu cũng như dấu hiệu triệu chứng anh kể, bác sĩ nghĩ tới anh bị dị ứng do giun sán. Tuy nhiên để chẩn đoán ra bệnh anh nên thăm khám bác sĩ có kinh nghiệm, kiểm tra lại cho chính xác rồi mới điều trị.
Khi tìm ra bệnh, thay vì uống thuốc dị ứng anh nên chữa trị theo hướng nguyên nhân gây bệnh để cải thiện tình trạng ngứa và phòng ngừa những rủi ro do giun sán gây ra. Vì bệnh ấu trùng giun đũa chó trong máu thường gây ngứa da, nổi mẩn, dị ứng phù mạch và có thể để lại hậu quả nặng nề khi ấu trùng di chuyển đến mắt và não.
Hạn chế hoặc ngưng sử dụng thuốc chống dị ứng vì loại thuốc này là thuốc điều trị triệu chứng, chỉ có tác dụng giảm ngứa nhất thời trong thời gian ngắn, tác dụng phụ gây buồn ngủ và run chân tay.
Trị nguyên nhân gây bệnh là loại bỏ tác nhân gây bệnh bên trong cơ thể, đặc biệt là ấu trùng giun sán trong máu, sau khi loại bỏ tác nhân gây bệnh sẽ cải thiện tình trạng dị ứng và không tái phát
Bác Sĩ. Đặng Thị Nga
Nhiễm giun sán chó uống thuốc không hết ngứa phải làm sao?
Cha em đã xét nghiệm bị bệnh giun sán chó lâu rồi, cha em có đi bác sĩ ở tỉnh khám nhiều và uống thuốc ngứa nhiều rồi mà bác sĩ nói là giun sán chó Toxocara, lúc đầu cha ngứa sơ sơ ngoài da bây giờ cha em ngứa nặng toàn thân và hay bị đau đầu.
Điều kiện gia đình em ở xa và gặp nhiều khó khăn. Kính mong bác sĩ cho em biết giờ nên làm gì trước khi thu xếp đưa cha lên điều trị, em xin chân thành cảm ơn. Phạm Thị Tú Trinh.
Gửi bạn Trinh.
Trước hết bạn có thể mua kháng Histamin cho bác uống. Loại thuốc này thường gây buồn ngủ và chỉ có tác dụng chống ngứa khoảng 1 đến 2 ngày. Sau khi hết tác dụng của thuốc có thể bác sẽ bị ngứa trở lại.
Việc điều trị của bác là phải tìm nguyên nhân để chữa trị. Những gì bạn kể chúng tôi nghĩ nhiều đến bác bị nhiễm Toxocara spp tức là bệnh giun đũa chó nhưng chưa được hỗ trợ điều trị triệt để, việc nên làm bây giờ là chữa trị bệnh sán chó nguyên nhân gây nên tình trạng mẩn ngứa, từ đó phòng biến chứng ấu trùng di chuyển nội tạng, mắt, não.
Hiện tại cha bạn đã chữa trị da liễu nhưng không hết ngứa, có nghĩa là bệnh ngứa hiện chưa được kiểm soát, kèm với đó là triệu chứng đau đầu thường xuyên, báo hiệu nguy cơ tổn thương thần kinh trung ương, bạn nên đưa cha bạn đi khám sớm để các bác sĩ khám, xét nghiệm kiểm tra lại và chữa trị, phòng ngừa ấu trùng gây tổn thương não, cải thiện tình trạng mẩn ngứa và đau đầu do bệnh sán não gây ra.
Thời gian điều trị bệnh sán chó Toxocara từ 1 đến 3 liệu trình, mỗi liệu trình từ 5 đến 15 ngày và tái khám sau 1 đến 3 tháng. Bạn có thể liên hệ phòng khám ký sinh trùng để được các bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám, xét nghiệm và chữa trị cho cha bạn theo phác đồ để phòng tránh bệnh dai dẳng kéo dài và những hệ luỵ do ký sinh trùng gây ra đối với sức khoẻ của bác.
BSCK II. Trần Nam Hải
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS Tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Của Từ 7h Đến 17h Thứ Hai Đến Hết Ngày CN
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Thời gian trả kết quả trong ngày
Cách nhận biết trẻ bị nhiễm giun sán dành cho ba mẹ
Cách nhận biết trẻ bị nhiễm giun sán dành cho ba mẹ. Khi xuất hiện những dấu hiệu như biếng ăn, đau bụng, nôn, ói, mẩn ngứa da, ngủ đêm thức giấc, khóc đêm,...
Xem: 97095Cập nhật: 31.12.2020
Cảnh báo những loại giun sán thường gặp ở trẻ em, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm
Cảnh báo những loại giun sán thường gặp ở trẻ em, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm. Hiện nay rất nhiều gia đình vẫn nuôi và có thói quen sinh hoạt ăn uống ngủ...
Xem: 71980Cập nhật: 31.12.2020
THANH NIÊN 19 TUỔI CHẾT VÌ BỆNH SÁN CHÓ
Bệnh nhân 19 tuổi thường xuyển bị đau đầu, uống thuốc không khỏi và thường xuyên bị ngứa da và nổi mề đay. Sau đó xét nghiệm ký sinh trùng và bệnh nhân...
Xem: 132844Cập nhật: 31.12.2020
NGƯỜI TIM ĐẬP LOẠN NHỊP CÓ NGUY CƠ ĐỘT QUỴ CAO
Bệnh nhân bị tim đập loạn nhịp - rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ cao gấp 5 bình thường, tiên lượng xấu hơn nếu xảy ra đột quỵ.
Xem: 37652Cập nhật: 30.12.2020