Đại diện Bệnh viện Quân y 103 thông tin bệnh nhân tiền sử đau khớp tay, chân và đau lưng nhiều, khoảng một tháng nay uống thuốc nam và thuốc giảm cân. Hai ngày trước, chị mệt mỏi, ăn uống kém, đau mạn sườn phải âm ỉ liên tục, có lúc đau quặn thành cơn, sau đó diễn biến nặng.
Khi nhập viện, chị trong trạng thái sốc, vật vã, kích thích, da niêm mạc vàng, xuất huyết dưới da dạng mảng, thở nhanh, nông, mạch nhanh, tim không đều, suy gan, suy thận cấp, các chỉ dấu nhiễm khuẩn tăng. Bác sĩ đánh giá bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, suy chức năng đa tạng, nguyên nhân có thể do ngộ độc thuốc hoặc nhiễm khuẩn , nguy cơ tử vong rất cao.
Người bệnh được hồi sức hô hấp, tuần hoàn, lọc máu liên tục, bù dịch điện giải. Trong quá trình điều trị, bác sĩ nhận thấy người bệnh có biểu hiện viêm do nhiễm khuẩn kèm theo ban xuất huyết dưới da tay chân, vàng da, chỉ định cấy máu kết quả dương tính với liên cầu lợn .Bệnh nhân được lọc máu 7 lần liên tục, dùng kháng sinh mạnh, hỗ trợ chức năng các tạng, dần qua nguy kịch, chức năng các tạng về bình thường, ra viện sau 28 ngày điều trị.
Theo Cục Y tế dự phòng, liên cầu khuẩn lợn là bệnh lây truyền từ động vật sang người, chưa có bằng chứng lây từ người sang người. Hầu hết bệnh nhân đều có liên quan đến giết mổ, ăn tiết canh hoặc các món đồ chưa nấu chín như nem chạo, nem chua. Một số trường hợp không ăn tiết canh, không giết mổ lợn vẫn mắc bệnh do ăn thịt nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc qua tổn thương, trầy xước trên da khi chế biến.
Bệnh này diễn biến cực kỳ nhanh gây sốc nhiễm khuẩn, hôn mê và suy đa phủ tạng. Bệnh nhân thường gặp ba thể: Nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Tùy từng thể mà bệnh nặng hay nhẹ, có trường hợp ngay từ đầu đã nhiễm khuẩn nặng.
Thời gian ủ bệnh có thể vài giờ đến 4-5 ngày, tùy cơ địa mỗi người. Dấu hiệu là sốt nóng, sốt lạnh, buồn nôn, nôn và đi ngoài nhưng không đi nhiều lần, dễ lầm tưởng với các rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm thông thường. Người bệnh cũng có biểu hiện đau đầu, ù tai, điếc, cứng gáy, tri giác lơ mơ, xuất hiện các ban hoại tử trên da do nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ vì liên cầu lợn. Trường hợp nặng có thể sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, rối loạn đông máu nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng, hôn mê và tử vong.
Phương pháp điều trị là dùng thuốc kháng sinh, kết hợp lọc máu, hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn. Tỷ lệ tử vong do nhiễm liên cầu lợn khoảng 7%. Bệnh nhân được cứu sống, tỷ lệ di chứng cũng rất cao, khoảng 40% (thường là điếc không hồi phục).
Vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn hoàn toàn bị tiêu diệt khi thực phẩm được nấu chín kỹ. Vì thế, để phòng bệnh, không nên giết mổ lợn ốm chết, không xử lý thịt lợn sống bằng tay trần, nhất là khi có vết thương ở tay, nên đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống , rửa tay sạch sau khi chế biến thịt.
Theo vnexpress
Bệnh Chàm Và Những Yếu Tố Liên Quan Đến Bệnh Giun Sán
Bệnh Chàm Và Những Yếu Tố Liên Quan Đến Bệnh Giun Sán. Điều trị bệnh giun sán có khỏi được bệnh chàm hay không? Tại sao nhiễm ấu trùng giun sán trong máu lại...
Xem: 58843Cập nhật: 18.01.2024
Tổng Quan Về Các Triệu Chứng Của Rối Loạn Phổi
Các bác sĩ có thể nghi ngờ có vấn đề về phổi hoặc đường hô hấp dựa trên các triệu chứng. Các triệu chứng rối loạn phổi thường ảnh hưởng đến hô...
Xem: 13388Cập nhật: 13.01.2024
Dấu Hiệu Ngứa Da, Dị Ứng, Nổi Mề Đay Do Nhiễm Sán Chó Trong Máu
Dấu Hiệu Ngứa Da, Dị Ứng, Nổi Mề Đay Do Nhiễm Sán Chó Trong Máu. Điều trị nguyên nhân gây bệnh ngứa chính là loạiibỏ ấu trùng giun sán raikhỏi cơ thể bằng...
Xem: 103231Cập nhật: 09.01.2024
Ngứa Da Mề Đay Lâu Năm Có Phải Nhiễm Giun Sán Chó Mèo Không?
Em chào bác sĩ, con gái em năm nay 12 tuổi, cháu đang bị ngứa da và nổi mề đay đã 5 năm, kể từ năm cháu 7 tuổi có xuất hiện ngứa tại vùng cổ chân sau đó lan...
Xem: 15120Cập nhật: 26.12.2023