(Dân trí) - Sau khi kiểm tra tại bệnh viện, kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy, bệnh nhân bị nhiễm ký sinh trùng chi chít trong não. Ca bệnh xảy ra tại Trung Quốc.
Theo Aboluowang, ông Lưu, 62 tuổi, người Trung Quốc vài năm nay thường xuyên bị đau đầu và chóng mặt.
Vừa qua, ông bị ngất xỉu tại nhà. Khi được đưa đến viện cấp cứu, mặc dù hồi tỉnh nhưng các triệu chứng đau đầu, chóng mặt vẫn không thuyên giảm.
Sau khi kiểm tra tại bệnh viện, kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy, ông Lưu bị nhiễm ký sinh trùng chi chít trong não. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy ông "dương tính với sán dây lợn". Sau 3 lần tẩy giun, vết thương do ký sinh trùng trên hộp sọ của ông đã giảm đi đáng kể.
Qua khai thác tiền sử, con trai ông Lưu cho biết, ở quê khi có nhà mổ lợn, ông Lưu sẽ được hàng xóm mời uống một bát máu lợn sống. Việc này được cho là sẽ giúp bồi bổ sức khỏe. Bác sĩ nhận định đây là nguyên nhân khiến ông Lưu nhiễm sán dây lợn.
Kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy sán chi chít trong não bệnh nhân (Ảnh: Aboluowang).
"Có lẽ bắt đầu từ 5 đến 6 năm trước, bố tôi thường xuyên bị chóng mặt nhẹ và ngất xỉu vài lần trong vài năm qua", con trai bệnh nhân chia sẻ.
Theo bác sĩ, sau khi mắc bệnh, trung tâm não bị tổn thương nghiêm trọng, gây đau đầu, suy nhược toàn thân và các triệu chứng khác. Trường hợp nặng có thể gây động kinh, mờ mắt, thậm chí mù lòa hoặc tử vong.
Khi sán lợn xâm nhập vào cơ thể con người, chúng có thể di chuyển và sinh sống trong gan và túi mật, gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như viêm gan mạn tính, viêm túi mật, sưng gan và giảm chức năng gan.
Các triệu chứng của nhiễm sán lợn có thể bao gồm mệt mỏi, đau thắt ngực, ăn không tiêu, và giảm cân đột ngột.
Hơn nữa, việc tiếp xúc với sán lợn còn có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa. Sán lợn sẽ lặn xuống ruột non và gây ra viêm ruột, tiêu chảy và đau bụng nếu không được điều trị kịp thời.
Để phòng tránh nguy cơ bị nhiễm sán, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần tuân thủ nguyên tắc sau:
- Luôn ăn thực phẩm chín: Để đảm bảo sán bị tiêu diệt hoàn toàn, hãy luôn nấu chín thực phẩm, đặc biệt là thịt lợn.
- Kiểm tra thực phẩm trước khi ăn: Trước khi ăn các loại thịt, hãy kiểm tra thật kỹ để đảm bảo rằng thịt đã chín đều và không còn màu hồng.
- Đảm bảo vệ sinh thực phẩm: Luôn giữ cho thực phẩm được vệ sinh sạch sẽ và tránh tiếp xúc với bề mặt có thể nhiễm ký sinh trùng.
- Kiểm tra nguồn thực phẩm: Đảm bảo mua thịt lợn từ nguồn đáng tin cậy và đã được kiểm tra và chứng nhận an toàn.
Theo www.aboluowang.com
Bệnh Giun Đũa
Bệnh giun đũa là bệnh nhiễm giun tròn Onchocerca volvulus . Nó gây ngứa, phát ban, mề đay, nổi mẩn, đôi khi để lại sẹo, cũng như các triệu chứng về mắt có thể...
Xem: 21831Cập nhật: 04.08.2023
Trẻ còi cọc, lười ăn, thiếu máu vì nhiễm giun sán và cách nhận biết
SKĐS - Nhiễm giun sán khiến trẻ còi cọc, lười ăn, thiếu máu... Ở nước ta có tới 40 - 80% trẻ em bị nhiễm giun sán đường ruột tùy theo từng vùng.
Xem: 20830Cập nhật: 04.08.2023
Ăn hải sản sống, coi chừng nhiễm giun sán
Mùa hè là mùa du lịch, nhiều du khách thích ăn hải sản như lẩu, gỏi... Nhưng trong các loại hải sản tươi sống hấp dẫn đó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm cho...
Xem: 22647Cập nhật: 04.08.2023
DẤU HIỆU CẢNH BÁO UNG THƯ GAN
Mỗi năm, thế giới ghi nhận khoảng 900.000 ca ung thư gan và hơn 800.000 trường hợp tử vong, theo báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu về Ung thư quốc tế (IARC)
Xem: 18926Cập nhật: 31.07.2023