Để đảm bảo sức khỏe và phòng chống các bệnh truyền nhiễm khi chuyển mùa ở người cao tuổi, nên tuân thủ các cách sau đây:
1. Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch
Có nhiều cách giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch như ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý, luyện tập thể dục đều đặn, không hút thuốc lá, đặc biệt xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, nhiều màu sắc.
Theo nghiên cứu nếu tuân theo một chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe hệ miễn dịch.
Bên cạnh đó, các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung cũng được khuyên dùng để mang lại những tác dụng đáng kể cho sức khỏe, đặc biệt là hỗ trợ tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch từ thực phẩm.
2. Tiêm phòng đầy đủ
Hệ thống miễn dịch của chúng ta có khả năng ghi nhớ và khi cơ thể bạn gặp phải một loại vi khuẩn hoặc virus đã gây bệnh trước đó, nó sẽ tăng cường sản xuất các tế bào bạch cầu và kháng thể để ngăn ngừa, tiêu diệt tác nhân gây bệnh khi chúng tiếp cận, xâm nhập cơ thể lần sau.
Bằng cách tiêm phòng, bạn "đánh lừa" cơ thể nghĩ rằng nó đã bị lây nhiễm bởi một loại vi khuẩn hoặc virus cụ thể, do đó nó sẽ tăng cường khả năng phòng chống tác nhân gây bênh đó khi có sự lây nhiễm lần sau.
Vì vậy, một trong những cách giúp phòng ngừa hiệu quả các căn bệnh truyền nhiễm như cúm, sởi, rubella, viêm não Nhật Bản … chính là tiêm vaccine. Nên thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho các thành viên trong gia đình theo đúng lịch nhằm giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.
Đối với người cao tuổi, việc tiêm phòng đầy đủ là rất quan trọng. Việc tiêm nhắc hoặc tiêm đủ liều, đúng lịch sẽ giúp hệ miễn dịch người cao tuổi tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể trước các bệnh truyền nhiễm.
Đặc biệt người cao tuổi cần tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và gây nguy hiểm trong thời gian gần đây, như vaccine ngừa COVID-19.
3. Giữ vệ sinh cá nhân
Nhiều bệnh do vi khuẩn và virus gây ra có thể được phòng ngừa thông qua việc vệ sinh thân thể và rửa tay thường xuyên. Nên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn... Chúng ta cũng nên rửa sạch tay sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi, tiếp xúc với thú cưng hoặc đến thăm người bệnh.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật khuyến cáo nên rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, sau đó lau khô tay bằng khăn giấy. Hãy đảm bảo mình nhớ và thực hiện đúng các bước rửa tay theo hướng dẫn để đạt được hiệu quả diệt khuẩn.
Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Echinococcus
Echinococcus là một bệnh do ký sinh trùng sán dây từ họ Echinococcus gây ra. Một số loại sán dây khác nhau có thể gây ra echinococcus ở người, bao gồm: E. granulosus,...
Xem: 71795Cập nhật: 13.03.2020
Xét Nghiệm Tổng Phân Tích Nước Tiểu
Xét nghiệm nước tiểu để quan sát sự chuyển hóa carbonhydrate, những rối loạn thận, gan, thăng bằng acid base và sự nhiễm trùng đường tiểu.
Xem: 70714Cập nhật: 11.03.2020
Những Điều Cần Biết Về Giun Hình Ống
Các giun hình ống (nematoda) được Rudolphi (Đức) phân loại từ năm 1808. Đó là các ký sinh trùng đa tế bào, có thân hình ống dài, không phân đốt. Ống tiêu hóa hoàn...
Xem: 97488Cập nhật: 09.03.2020
Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Amip Ở Não
Naegleria fowleri sống trong môi trường nước ngọt bằng cách ăn vi khuẩn. Loài amip này có thể lây nhiễm sang người qua đường mũi, họng khi mũi họng của con người...
Xem: 70042Cập nhật: 04.03.2020