Để đảm bảo sức khỏe và phòng chống các bệnh truyền nhiễm khi chuyển mùa ở người cao tuổi, nên tuân thủ các cách sau đây:
1. Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch
Có nhiều cách giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch như ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý, luyện tập thể dục đều đặn, không hút thuốc lá, đặc biệt xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, nhiều màu sắc.
Theo nghiên cứu nếu tuân theo một chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe hệ miễn dịch.
Bên cạnh đó, các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung cũng được khuyên dùng để mang lại những tác dụng đáng kể cho sức khỏe, đặc biệt là hỗ trợ tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch từ thực phẩm.
2. Tiêm phòng đầy đủ
Hệ thống miễn dịch của chúng ta có khả năng ghi nhớ và khi cơ thể bạn gặp phải một loại vi khuẩn hoặc virus đã gây bệnh trước đó, nó sẽ tăng cường sản xuất các tế bào bạch cầu và kháng thể để ngăn ngừa, tiêu diệt tác nhân gây bệnh khi chúng tiếp cận, xâm nhập cơ thể lần sau.
Bằng cách tiêm phòng, bạn "đánh lừa" cơ thể nghĩ rằng nó đã bị lây nhiễm bởi một loại vi khuẩn hoặc virus cụ thể, do đó nó sẽ tăng cường khả năng phòng chống tác nhân gây bênh đó khi có sự lây nhiễm lần sau.
Vì vậy, một trong những cách giúp phòng ngừa hiệu quả các căn bệnh truyền nhiễm như cúm, sởi, rubella, viêm não Nhật Bản … chính là tiêm vaccine. Nên thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho các thành viên trong gia đình theo đúng lịch nhằm giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.
Đối với người cao tuổi, việc tiêm phòng đầy đủ là rất quan trọng. Việc tiêm nhắc hoặc tiêm đủ liều, đúng lịch sẽ giúp hệ miễn dịch người cao tuổi tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể trước các bệnh truyền nhiễm.
Đặc biệt người cao tuổi cần tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và gây nguy hiểm trong thời gian gần đây, như vaccine ngừa COVID-19.
3. Giữ vệ sinh cá nhân
Nhiều bệnh do vi khuẩn và virus gây ra có thể được phòng ngừa thông qua việc vệ sinh thân thể và rửa tay thường xuyên. Nên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn... Chúng ta cũng nên rửa sạch tay sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi, tiếp xúc với thú cưng hoặc đến thăm người bệnh.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật khuyến cáo nên rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, sau đó lau khô tay bằng khăn giấy. Hãy đảm bảo mình nhớ và thực hiện đúng các bước rửa tay theo hướng dẫn để đạt được hiệu quả diệt khuẩn.
ẤU TRÙNG SÁN CHÓ DI CHUYỂN QUA DA GÂY NGỨA
Ấu trùng di chuyển qua da là một bệnh nhi.ễm trùng giun móc/ giun đũa chó mèo (sán chó)… truyền từ đất hoặc cát ấm, ẩm đến vùng da hở.
Xem: 27303Cập nhật: 15.07.2023
BỆNH SÁN LÁ GAN LÀ GÌ ? DẤU HIỆU VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH
Bệnh sán lá gan, còn được gọi là giun lá gan, là một bệnh nhiễm sán do sự lây lan của sán lá gan (Fasciola hepatica) hoặc sán lá gan nhỏ (Fasciola gigantica).
Xem: 21289Cập nhật: 13.07.2023
ĂN ĐÚNG CÁCH CÓ THỂ GIẢM BỆNH TRẦM CẢM
Trầm cảm là tình trạng phức tạp với nhiều nguyên nhân tiềm ẩn và phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn...
Xem: 20185Cập nhật: 10.07.2023
VIÊM DA ĐỒNG TIỀN
Viêm da đồng tiền là phát ban dai dẳng, thường ngứa và viêm da đặc trưng bởi các đốm và vảy hình đồng xu.
Xem: 25874Cập nhật: 10.07.2023