Người Phụ Nữ Vui Mừng
Sau Khi Được Điều Trị Khỏi Ngứa Da, Mẩn Đỏ, Sưng Phù Mắt
Thanh hóa – chị Vũ Thị Phố 54 tuổi tại Thanh Hóa, trải qua 5 năm ngứa da, nổi mẩn đỏ khắp người, khi nặng là ngứa sưng cả mặt và vùng mắt, gãi đến mức trầy xước da, da đổi màu sạm, mất ăn mất ngủ vì ngứa, Bác sĩ khám sau đó chỉ định xét nghiệm phát hiện nhiễm giun đũa chó mèo Toxocara canis.
Tại Phòng khám Chuyên khoa ký sinh trùng Ánh Nga có địa chỉ tại số 443 Đ. Giải Phóng, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Bác sĩ Nguyễn Văn Đức cho biết: Bệnh nhân đến khám lần đầu vào tháng 9/2023 trong tình trạng vùng da tại ngực, cổ, đùi, bụng, lưng nổi mẩn đỏ có ngứa, hai bên cánh tay và hai bên ống đồng chân bị tổn thương do gãi nhiều, các nốt ngứa nổi mẩn đã chuyển sạm màu, có nhiều mảng da trầy xước, vùng mặt và mắt có sưng phù và dị ứng nổi mẩn đỏ.
Sau khi thăm khám và hỏi về lịch sử bệnh, Bác sĩ chỉ định các xét nghiệm để tìm nguyên nhân.
Kết quả xét nghiệm máu cho thấy bệnh nhân Dương tính với giun đũa chó mèo Toxocara canis và ngưỡng nghi ngờ với Sán lá phổi Pargonimus, sán Lá gan lớn Fasciola.
Lịch sử bệnh nhân
Theo lời kể của bệnh nhân: “Cách đây 5 năm Chị xuất hiện ngứa ở mu bàn chân sau đó có bôi thuốc ngứa thấy giảm nhưng chỉ được vài ngày lại nổi ngứa và lan rộng ra. Hai tháng sau là ngứa khắp người, chị mua đủ loại thuốc nam để tắm nhưng cũng không giảm, sau đó chị có đi chữa Bác sĩ da liễu ở gần nhà rồi ra Da liễu ngoài Hà Nội, bệnh có đỡ nhưng cũng tái đi tái lại. Đến tháng 9 vừa rồi chị được người bà con giới thiệu nên đi kiểm tra về ký sinh trùng giun sán gây ngứa, họ giới thiệu có Phòng khám Ánh Nga Hà Nội chuyên chữa trị về Giun sán ký sinh trùng, nhiều người đã chữa trị ở đó và đã khỏi, vậy là hôm sau chị bắt xe khách ra, ngay chiều hôm đó kết quả xét nghiệm giun sán thực đúng là chị bị nhiễm giun đũa chó mèo gây ngứa, Bác sĩ kê toa thuốc hướng đẫn chị mang về nhà uống hai đợt rồi, thấy ăn uống ngủ ngon hẳn, đêm không còn gãi ngứa như trước nữa, hôm nay là tái khám lần ba đấy, chị thấy hết ngứa rồi, không còn sưng mặt mày nữa. Mừng quá em à”.
Trò chuyện cùng Bác sĩ và bệnh nhân
Chị cho biết thêm: Nhà chị ở nông thôn nên có nuôi chó mèo, nhưng đến giờ chị không nghĩ là mình nhiễm Ấu trùng giun sán chó mèo gì cả.
Nhà chị còn một cháu 6 tuổi gần đây cũng có biểu hiện ngứa da ở vùng cổ chân và lưng, bụng. Chị tính nói với bố mẹ cháu đưa cháu ra đây xét nghiệm giun sán cho yên tâm. Cháu thường chơi với chó mèo trong vườn, nhà chị ở quê nên có vườn rộng rãi.
Bác sĩ Đức cho rằng: Nguồn lây có thể từ ăn rau sống, vô tình ăn phải các loại thức ăn có nhiễm trứng của giun đũa chó mèo, hoặc khi chế biến thức ăn mà không may nhiễm phải. Chó mèo đi phân ra vườn, phân của chúng có chứa trứng giun đũa, trứng có thể lây nhiễm vào rau vào đồ vật, đồ dùng sau những trận mưa làm trôi dạt trứng giun đũa.
Điều trị giun đũa chó mèo Toxocara canis
Bác sĩ dùng toa thuốc chuyên khoa điều trị đặc hiệu để giảm sự phát triển của ấu trùng giun đũa chó mèo, trị triệu chứng ngứa theo từng đợt, chị được điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ Đức, sau đó sức khỏe người bệnh ổn định.
Sau ba liệu trình khoảng hơn ba tháng chị Vũ Thị Phố đã về ngưỡng Grayzone (vùng ngưỡng nghi ngờ) với giun đũa chó mèo Toxocara canis và khỏi hoàn toàn các triệu chứng ngứa da, mẩn đỏ, sưng phù mặt. Bác sĩ tiên đoán sau toa thuốc này là chị sẽ về âm tính.
Hình ảnh: Chị V. T. Phố trước và sau khi điều trị Toxocara canis
Điều trị ấu trùng giun đũa chó mèo thường kéo dài tùy thuộc tình trạng người bệnh, đáp ứng điều trị của mỗi người cũng khác nhau, có những bệnh nhân một toa thuốc liệu trình điều trị đã cải thiện triệu chứng và âm tính ngay, song có người phải từ hai đến ba đợt, thậm trí là hơn và luôn cần Bác sĩ theo dõi sát, điều chỉnh thuốc cho phù hợp.
Sau mỗi đợt điều trị người bệnh cần tái khám theo lời sặn Bác sĩ để kiểm tra chức năng gan thận và xét nghiệm lại loại ký sinh trùng đó, từ đó Bác sĩ căn cứ kê toa thuốc tiếp theo cho phù hợp.
Giun đũa chó mèo (Toxocara) là gì?
Bác sĩ Nguyễn Văn Đức chia sẻ thêm: Giun đũa chó mèo (Toxocara) là loại ký sinh trùng trên chó và mèo, trứng giun thường có trong đất hoặc nước bị nhiễm phân chó mèo có thể tồn tại ngoài môi trường trong 6 tháng. Thông thường, trứng giun đũa trong cơ thể chó, mèo theo phân ra ngoài môi trường, từ một đến hai tuần sau đó sẽ hóa phôi. Đây là giai đoạn trứng giun đũa chó mèo xâm nhập theo đường ăn uống và gây bệnh cho người.
Loại Ấu trùng sán chó mèo này chỉ phát triển thành con khi ở trên cơ thể con chó và con mèo, khi xâm nhập vào con người chúng chỉ ở dạng Ấu trùng chu du trong dòng máu.
Người nhiễm loại giun này có thể do ăn phải trứng giun sán một cách tình cờ. Ấu trùng di chuyển qua niêm mạc ruột vào tuần hoàn máu đến hệ thần kinh trung ương như não, tủy sống và rễ dây thần kinh, gây viêm não, màng não. Trẻ em dễ nhiễm giun sán do thói quen đùa nghịch với đất cát, là nơi phát tán trứng giun sán do đặc tính phóng uế của chó, mèo.
Hình ảnh: Vòng đời Giun đũa chó mèo Toxocara
Triệu chứng khi nhiễm giun đũa chó mèo Toxocara
Ngứa da là dấu hiệu điển hình. Người bệnh ngứa rất nhiều đến mất ăn mất ngủ, mề đay, nổi mẩn đỏ, gãi đến trầy xước da, có vùng da sạm, có sẹo vì gãi ngứa. Người bệnh có thể bị nhiễm trùng trên da nhiều năm, điều trị về da liễu nhưng bệnh không hề thuyên giảm. Tại mỗi vị trí ngứa trên cơ thể khác nhau sẽ có những biểu hiện, triệu chứng khác nhau.
Tuy nhiên không phải ai nhiễm giun đũa chó mèo cũng có biểu hiện ngứa da, mề đay hay mẩn đỏ… mà có người khi nhiễm gần như không có triệu chứng gì cho đến khi bị đau đầu, mờ mắt đi khám mới tìm ra nguyên nhân do ấu trùng giun đũa chó mèo gây nên.
Bác sĩ Nguyễn Văn Đức lưu ý thêm:
Hiện nay, nhiều người nuôi thú cưng, chơi và ngủ cùng chúng, hay có thói quen ăn đồ sống đồ tái, tiết canh, rau sống không đảm bảm sạch, trước khi ăn không rửa tay… là nguy cơ tiềm ẩn bệnh tật. Bác sĩ khuyến cáo các gia đình vệ sinh môi trường sống cho sạch, không để cho trẻ em chơi ở những nơi nghi có phân chó mèo, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn, ăn chín uống sôi. Nếu có nuôi chó mèo thì nên tẩy giun sán định kỳ cho vật nuôi.
Những người có các biểu hiện ngứa da lâu ngày, nổi mề đay, mẩn ngứa không rõ nguyên nhân cũng cần đi thăm khám tại các cơ sở Chuyên khoa và xét nghiệm giun sán để sớm tìm ra nguyên nhân, từ đó điều trị dứt điểm, tránh để nặng sẽ rất khó lường.
Ban truyền thông
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Viêm Da Dị Ứng Mãn Tính Có Khả Năng Nhiễm Giun Sán Ký Sinh Trùng Không?
Chào Bác sĩ, em năm nay 38 tuổi, em bị ngứa da mãn tính kéo dài khoảng ba năm nay không khỏi. Nhờ Bác sĩ tư vấn giúp em ạ, em có đi khám da liễu và làm xét nghiệm...
Xem: 16090Cập nhật: 06.03.2024
Nhiễm Giun Kim
Bệnh Enterobosis là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do giun kim Enterobius vermicularis, thường xảy ra ở trẻ em, nhưng các thành viên trưởng thành trong gia đình và...
Xem: 13610Cập nhật: 26.02.2024
Dấu hiệu nào nhận biết bệnh giun đũa chó mèo Toxocara?
Dấu hiệu nào nhận biết bệnh giun đũa chó mèo Toxocara? Bệnh giun đũa chó Toxocara mà bà con thường gọi là bệnh sán chó. Tác nhân gây bệnh là Toxocara canis (giun đũa...
Xem: 18577Cập nhật: 26.01.2024
Những điều cần biết về bệnh giun đũa chó mèo
Những điều cần biết về bệnh giun đũa chó mèo. Bệnh giun đũa chó mèo Toxocara do một loài giun tròn ký sinh được tìm thấy trong ruột của chó và mèo. Lây nhiễm...
Xem: 68026Cập nhật: 25.01.2024