NGƯỜI PHỤ NỮ VUI MỪNG
SAU KHI ĐƯỢC TRỊ KHỎI BỆNH SÁN CHÓ TOXOCARA
HÀ NỘI – Chị P.N.A 32 tuổi tại Long Biên, trải qua 8 năm ngứa dữ dội, mất ăn mất ngủ, gãi đến mức trầy xước da, da đổi màu sạm, bác sĩ khám sau đó chỉ định xét nghiệm phát hiện nhiễm giun đũa chó mèo Toxocara.
Tại Phòng khám ký sinh trùng Ánh Nga có địa chỉ tại số 443 Đ. Giải Phóng, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Bác sĩ Nguyễn Văn Đức cho biết bệnh nhân đến khám trong tình trạng vùng da tại đùi, bụng, lưng, hai bên cánh tay và hai bên ống đồng chân bị tổn thương do gãi nhiều, các nốt ngứa nổi mẩn đã chuyển sạm màu, có nhiều mảng da trầy xước, nhiều vết ngoằn ngoèo dưới da nghi do ấu trùng giun sán di chuyển.
Với kinh nghiệm trên mười năm của mình, sau khi thăm khám Bác sĩ Đức chỉ định các xét nghiệm để tìm nguyên nhân.
Kết quả xét nghiệm máu cho thấy bệnh nhân nhiễm giun đũa chó mèo Toxocara và dị ứng trên da.
Theo lời kể của bệnh nhân: “Cách đây 8 năm từ tháng 6 năm 2015 hôm đó trời rất nóng, sau khi chị tắm xong thấy rất ngứa, càng gãi càng ngứa thành vệt mẩn đỏ kéo dài, kể từ ngày đó đến nay chị đi chữa trị da liễu và các nơi nhưng bệnh không thuyên giảm, chị cũng nghĩ do ngứa da mạn tính có nghĩa là sẽ phải sống chung với nó. Cho đến một hôm chị được một người anh em họ xa biết chị đang bệnh thì nói là có thể do nhiễm giun sán gây ngứa như vậy. Chị lên mạng tìm kiếm thông tin thì thấy có Phòng khám Ánh Nga chuyên chữa trị về Giun sán ký sinh trùng, ngay hôm sau chị tới khám và quả thực đúng là chị bị nhiễm sán chó gây ngứa”.
Chị cho biết thêm, nhà chị không nuôi chó mèo, đến giờ chị không nghĩ là mình nhiễm sán chó Toxocara. Tuy nhiên bác sĩ cho rằng nguồn lây có thể từ ăn rau sống, ăn các món còn tái chưa chín, hoặc khi chế biến thức ăn mà không may nhiễm phải.
Bác sĩ dùng toa thuốc điều trị đặc hiệu đã được Bộ Y tế chuẩn y để giảm sự phát triển của ấu trùng sán chó, trị triệu chứng ngứa theo từng đợt, chị được điều trị tại nhà theo hướng dẫn của Bác sĩ Đức, sau đó sức khỏe người bệnh ổn định.
Sau một liệu trình khoảng 1 tháng chị P. N. A đã âm tính và khỏi hoàn toàn, chị không quên nhắn cảm ơn Bác sĩ Nguyên Văn Đức và Phòng khám Ánh Nga.
Bác sĩ Nguyễn Văn Đức chia sẻ thêm: Giun đũa chó mèo (Toxocara) là loại ký sinh trùng trên chó và mèo, trứng giun thường có trong đất hoặc nước bị nhiễm phân chó mèo có thể tồn tại ngoài môi trường trong 6 tháng. Thông thường, trứng giun đũa trong cơ thể chó, mèo theo phân ra ngoài môi trường, từ 1 đến 2 tuần sau đó sẽ hóa phôi. Đây là giai đoạn trứng giun đũa chó mèo xâm nhập theo đường ăn uống và gây bệnh cho người.
Loại Ấu trùng sán chó mèo này chỉ phát triển thành con khi ở trên cơ thể con chó và con mèo, khi xâm nhập vào con người chúng chỉ ở dạng Ấu trùng chu du trong dòng máu.
Người nhiễm loại giun này có thể do ăn phải trứng giun sán một cách tình cờ. Ấu trùng di chuyển qua niêm mạc ruột vào tuần hoàn máu đến hệ thần kinh trung ương như não, tủy sống và rễ dây thần kinh, gây viêm não, màng não. Trẻ em dễ nhiễm giun sán do thói quen đùa nghịch với đất cát, là nơi phát tán trứng giun sán do đặc tính phóng uế của chó, mèo.
Ngứa da là dấu hiệu điển hình. Người bệnh ngứa rất nhiều đến mất ăn mất ngủ, gãi đến trầy xước da, toàn thân da sạm, có sẹo vì gãi ngứa. Người bệnh có thể bị nhiễm trùng trên da nhiều năm, điều trị về da liễu nhưng bệnh không hề thuyên giảm. Tại mỗi vị trí ngứa trên cơ thể khác nhau sẽ có những biểu hiện, triệu chứng khác nhau.
Điều trị ấu trùng giun đũa chó mèo thường kéo dài tùy thuộc tình trạng người bệnh, đáp ứng điều trị của mỗi người cũng khác nhau, có những bệnh nhân một toa thuốc liệu trình điều trị đã cải thiện triệu chứng và âm tính ngay, song có người phải từ 2 đến 3 đợt, thậm trí là hơn và luôn cần bác sĩ theo dõi sát, chỉnh thuốc cho phù hợp.
Sau mỗi đợt điều trị người bệnh cần quay lại để kiểm tra chức năng gan thận và xét nghiệm lại loại ký sinh trùng đó.
Hiện nay, nhiều người nuôi thú cưng, chơi và ngủ cùng chúng, hay có thói quen ăn đồ sống đồ tái, rau sống không đảm bảm sạch… là nguy cơ tiềm ẩn bệnh tật. Bác sĩ khuyến cáo các gia đình vệ sinh môi trường sống cho sạch, không để cho trẻ em chơi ở những nơi nghi có phân chó mèo, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn, ăn chín uống sôi. Nếu có nuôi chó mèo thì nên tẩy giun sán định kỳ cho vật nuôi.
Những người có các biểu hiện ngứa da lâu ngày, nổi mề đay, mẩn ngứa không rõ nguyên nhân cũng cần đi thăm khám tại các cơ sở Chuyên khoa để sớm tìm ra nguyên nhân, từ đó điều trị dứt điểm, tránh để nặng sẽ rất khó lường.
Hiện nay Phòng khám Ánh Nga, là cơ sở Khám Bệnh - Điều Trị về ký sinh trùng giun sán tại số 443 đường Giải Phóng, quận Thanh Xuân, Tp Hà Nội do các PGS - TS và các Bác sĩ đầu ngành giàu kinh nghiệm thành lập nhằm giúp khách hàng và bệnh nhân đi khám không phải đợi lâu mà vẫn đảm bảo có kết quả trong ngày chính xác, Phòng khám Ánh Nga được trang bị Cơ sở vật chất máy móc mới chuẩn Châu Âu, phục vụ khách hàng, bệnh nhân nhanh chóng và kịp thời.
Ban truyền thông
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Chẩn Đoán Chính Xác Về Bệnh Sốt Rét
Chẩn đoán chính xác về bệnh sốt rét là một việc quan trọng vì giúp phát hiện bệnh sớm, chọn lựa thuốc sốt rét hiệu quả và ngăn bệnh diễn tiến nặng dẫn...
Xem: 96488Cập nhật: 03.12.2019
Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Nấm Candida
Bệnh nấm Candida là một bệnh cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính do nấm men thuộc giống Candida, hầu hết thường là Candida albicans....
Xem: 79753Cập nhật: 30.11.2019
Đang Cho Con Bú Có Điều Trị Sán Chó Được Không
Bệnh sán chó hay còn gọi là (Toxocara) khi bị nhiễm trong cơ thể thường gây ngứa da, dị ứng. Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi và gây ra nhiều tác hại đến...
Xem: 90476Cập nhật: 27.11.2019
Tác Nhân Gây Bệnh Giun Đầu Gai Ở Người
Bệnh thường là do ấu trùng hoặc giun đầu gai non (Gnasthostoma spinigerum) di chuyển dưới da và trong cơ quan nội tạng. Gây nên các tình trạng ngứa da nổi mẩn khu trú...
Xem: 71313Cập nhật: 25.11.2019