Khi cơ thể con người ăn thực phẩm từ thịt heo chưa được chế biến kỹ , ăn các món ăn tái sống sẽ có nguy cơ nhiễm các loại ký sinh trùng cao. Dưới đây có thể tham khảo 1 số bệnh từ việc ăn thịt sống .
1. Bệnh giun xoắn
Khi ăn thịt heo tái sống là nguyên nhân gây ra bệnh giun xoắn ở người. Thịt heo có nhiễm Trichinella spiralis gây giun xoắn. Loại ký sinh trùng này có thể xâm nhập vào cơ thể, ruột, cơ, các cơ quan khác của người gây ra triệu chứng buồn nôn, đau bụng, viêm cơ bắp.... Không nấu chín thịt heo là cách đơn giản và dễ dàng nhất để bệnh giun xoắn xâm nhập và phát triển trong cơ thể người.
2. Bệnh nhiễm vi khuẩn Yersinia ở ruột
Đây là một loại bệnh nhiễm trùng vi khuẩn khác ở người ăn thịt heo tái sống. Vi khuẩn này được gọi là nhiễm trùng cầu khuẩn, do ăn thịt heo tái sống. Bệnh này không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi, nhưng nếu không đảm bảo ăn thịt lợn được nấu chín thì nguy cơ nhiễm khuẩn Yersinia ở đường ruột là rất cao.
3. Bệnh do nhiễm liên cầu lợn
Nguyên nhân trực tiếp là do cầu khuẩn Streptococcus suis (S.suis) khi chúng ta tiếp xúc với lợn bị bệnh hoặc các loại thịt lợn bệnh không được chế biến, nấu chín. Người nhiễm liên cầu lợn sẽ có các biểu hiện lâm sàng chính như viêm màng não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và khớp. Thậm chí tình trạng nặng có thể dẫn đến tử vong do độc tố vi khuẩn gây sốc nhiễm khuẩn, viêm nội tâm mạc, suy đa phủ tạng, nhiễm khuẩn huyết.
4. Bệnh sán dây lợn
Điều kiện vệ sinh, thói quen ăn uống như ăn thịt tái, nem chua, tiết canh lợn là nguyên nhân gây bệnh sán dây lợn ở người. Sán dây lợn lây nhiễm qua đường tiêu hóa vào người, do ăn phải ấu trùng sán, vì thịt lợn chưa được nấu chín. Ấu trùng này phát triển thành ký sinh trùng trưởng thành ở ruột non, lây nhiễm do ăn phải trứng sán dây lợn. Nếu không được điều trị, trứng sán phát triển thành nang kén theo đường máu đến ký sinh ở da, hệ cơ vân, mắt, não gây ra các bệnh khá nghiêm trọng cho người.
5. Bệnh sán phổi
Sán phổi là loại sán này ký sinh ở phúc mạc, dưới da, tinh hoàn... kéo dài gây ra các biến chứng về thần kinh như co giật, động kinh, nhức và thậm chí là liệt đầu. Sán lá phổi còn gây ra những ổ áp xe, tạo các cơn ho ra máu, tràn dịch phổi nguy hiểm đến sức khỏe. Người ăn thịt lợn tái sống dễ mắc các loại sán này.
SÁN LÁ GAN
Sán lá là sán dẹt ký sinh lây nhiễm vào các mạch máu, đường tiêu hoá, phổi, hay gan. Chúng thường được phân loại theo hệ thống cơ quan mà chúng xâm nhập
Xem: 29281Cập nhật: 08.02.2023
Ngứa Da Nổi Mề Đay Có Phải Do Nhiễm Giun Sán Không?
Ngứa Da Nổi Mề Đay Có Phải Do Nhiễm Giun Sán Không? Một trong những nguyên nhân được cho là ngứa da, nổi mề đay, dị ứng, mẩn đỏ khắp người, hay nổi mẩn...
Xem: 778442Cập nhật: 08.02.2023
Dấu Hiệu Nhận Biết Sán Lên Não
Dấu hiệu nhận biết sán lên não. Bệnh giun đũa chó mèo hay bà con thường gọi là bệnh sán chó có tên khoa học là Toxocara do một loài giun tròn thường ký sinh ở...
Xem: 36358Cập nhật: 20.01.2023
THOÁI HÓA KHỚP BÀN TAY
Viêm xương khớp ảnh hưởng đến bàn tay có thể không có triệu chứng của các nốt ở khớp gian đốt gần (hạch Bouchard) hoặc khớp gian đốt xa (hạch Heberden) hoặc...
Xem: 20255Cập nhật: 11.01.2023