Hôm qua, 5 công nhân bị ngạt khí khi mở nắp cống rộng khoảng một m2 để xuống vớt rác, giảm ngập tại hệ thống cống ở số 3A20 đường Trần Văn Giàu, xã Phạm Văn Hai, Bình Chánh, TP HCM. Một công nhân 38 tuổi tử vong, một người nguy kịch. Nguyên nhân ban đầu xác định có thể do ngạt khí metan và Hydro sulfua (H2S).
Cả hai khí đều không màu, dễ cháy nổ. Cụ thể, H2S là một loại khí độc, không màu, dễ cháy, có mùi trứng thối đặc trưng, độc tính cao hơn Carbon monoxide (CO).
Khi phơi nhiễm H2S, bệnh nhân thấy kích ứng mắt, do viêm kết mạc và giác mạc tại chỗ. Chất này còn tác động trực tiếp lên hệ thần kinh, dẫn đến tê liệt các trung tâm hô hấp, thậm chí gây tử vong ngay nếu tiếp xúc với nồng độ cao.
Theo Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Mỹ, nồng độ H2S khoảng 400 ppm đến 700 ppm gây nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong khoảng 30 phút. Nồng độ trên 800 ppm, nạn nhân có khả năng mất ý thức và tử vong ngay.
Còn metan (CH4) là khí phổ biến, dễ cháy, thủ phạm gây nhiều vụ ngạt, nổ, xuất hiện nhiều trong hầm lò, bãi rác. Khí metan thẩm thấu kém qua da, nạn nhân chủ yếu phơi nhiễm do hô hấp. Các dấu hiệu ngộ độc bao gồm buồn nôn, nôn, khó thở, nhịp tim không đều, nhức đầu, buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt. Ngộ độc metan còn gây mất phương hướng, thay đổi tâm trạng, cảm giác ngứa ran, mất khả năng phối hợp, nghẹt thở, co giật, bất tỉnh, hôn mê, thậm chí tử vong do thiếu oxy trong máu.
Quá trình phân hủy yếm khí các chất hữu cơ trong cống rãnh còn sinh ra một số chất khí độc hại khác như mercaptane (CH3SH), phosphine (PH3), ammonia (NH3), Metylamin (CH3NH2), khiến người tiếp xúc có thể bị ngạt.
Một số vấn đề khác như mực nước trong không gian kín, các sinh vật nhỏ gây hại, dị vật có sẵn, dinh dưỡng không đảm bảo, thiếu dưỡng khí, khiến nạn nhân gặp nhiều nguy hiểm hơn khi mắc kẹt.
Chuyên gia khuyến cáo nạn nhân bị ngạt khí cần được di chuyển đến nơi thoáng, đánh giá dấu hiệu sinh tồn, đồng thời gọi cấp cứu để xử trí sớm, tránh biến chứng nặng nề.
Để phòng ngừa, mọi người cần được tập huấn an toàn lao động kỹ lưỡng. Công ty cần đánh giá điều kiện làm việc trước khi người lao động thực hiện nhiệm vụ để xác định các điều kiện an toàn tối thiểu. Trang bị một số máy đo khí oxy (O2), CH4, NH3, H2S, PH3, Carbon dioxide (CO2). Đảm bảo trang bị và phương tiện đảm bảo an toàn như mặt nạ lọc độc, bình dưỡng khí.
Trong quá trình lao động và sinh hoạt nếu phát hiện mùi trứng thối, là mùi đặc trưng của khí H2S cần đi ra ngoài ngay để đảm bảo an toàn. Người lao động cần đảm bảo sức khỏe khi làm việc. Nơi làm việc cần lưu giữ hồ sơ theo dõi sức khỏe của nhân viên.
Khi làm việc trong không gian hạn chế, mọi người cần có kinh nghiệm và phương án dự phòng các tình huống bất thường xảy ra, có khả năng sơ cứu cũng như cấp cứu khi cần.
Theo
Ăn Loại Thức Ăn Nào Dễ Nhiễm Giun Sán
Em chào Bác sĩ Đức, em ở Phú Thọ gần đây có rất nhiều người nhiễm giun sán mà triệu chủ yếu là ngứa da, mề đay hoặc da đổi màu, có người khi đi chụp...
Xem: 3267Cập nhật: 02.10.2024
Giun Sán Ăn Mòn Cơ Thể Ra Sao? Nhiễm Giun Sán Do Ăn Uống Không Đảm Bảo
Khi nhiễm giun sán, cơ thể bị “ăn mòn” một cách âm ỉ kéo dài, ảnh hưởng tới thể lực và trí lực, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng
Xem: 3682Cập nhật: 02.10.2024
CẢNH BÁO DỊCH BỆNH SAU LŨ LỤT!
Những ngày này, khi mưa bão, lũ lụt, ngập úng xảy ra đã gây ô nhiễm về môi trường nghiêm trọng, làm các vi sinh vật như vi rút, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng......
Xem: 4554Cập nhật: 16.09.2024
Bé Trai 4 Tuổi Nhiễm Tới 4 Loại Ký sinh Trùng Giun Sán
“Cháu N.K năm nay 4 tuổi, lâu nay xuất hiện các nốt như rôm sảy trên da, nổi mẩn đỏ ở khắp vùng lưng, chân, nhiều đêm cháu mất ngủ vì ngứa, cháu vẫn ăn...
Xem: 5464Cập nhật: 12.09.2024