NGUYÊN NHÂN ĐAU CỘT SỐNG CỔ, CỘT SỐNG THẮT LƯNG
Đau cột sống cổ và cột sống thắt lưng là những lý do mà người bệnh đi khám phổ biến nhất, bao gồm đau cột sống cổ phía sau và đau thắt lưng, bệnh biểu hiện ở tuổi trung niên cho đến tuổi già.
Triệu chứng của đau cột sống cổ và đau cột sống thắt lưng:
Thấy đau tại phía sau cổ dưới gáy xuống phần hai bên vai.
Thấy đau nhức tại lưng dưới (phần khu vực thắt lung sau).
Tuy nhiên tùy thuộc vào nguyên nhân, đau cổ hoặc đau lưng có thể kèm theo triệu chứng thần kinh.
Nếu một rễ thần kinh bị ảnh hưởng, cơn đau có thể lan ra xa dọc theo sự phân bố của rễ thần kinh đó (đau lan theo đường đi của dây thần kinh). Các cơ, cảm giác và phản xạ của khu vực được chi phối bởi rễ thần kinh đó có thể bị ảnh hưởng
Nếu phần dây thần kinh đuôi ngựa bị ảnh hưởng (là phần dây thần kinh phía dưới thắt lưng), tổn thương sẽ ở vùng thắt lung dưới cùng, điển hình là có sự bất thường chức năng ruột như táo bón hoặc đại tiện không tự chủ được và chức năng bàng quang như bí tiểu hoặc tiểu không tự chủ được, mất cảm giác quanh hậu môn, rối loạn chức năng cương dương, mất lực cơ hậu môn và phản xạ cơ vòng.
Hình ảnh dây phần thần kinh đuôi ngựa
Bất kỳ bệnh lý gây đau cột sống nào cũng có thể gây thắt chặt cơ.
Nguyên nhân gây ra đau cột sống cổ và lưng:
Hầu hết đau cổ và lưng là do rối loạn các cấu trúc cột sống mà nguyên nhân sâu xa là do tư thế ngồi làm việc không đúng, ngồi làm việc lâu không kết hợp vận động, những người lao động đặc thù (mang vác nặng) và các nguyên nhân về cơ xương khớp sau tuổi 60. Đau cơ là một triệu chứng phổ biến và thường gây ra bởi sự kích thích của các cơ, dây thần kinh cột sống và các cơ nông hơn từ phản ứng tại chỗ với tổn thương cột sống, các dạng rất hiếm gặp ở cột sống cổ và thắt lưng. Đau xơ cơ có thể đau cùng lúc với đau cổ và lưng. Thỉnh thoảng, đau lan từ các nguyên nhân ngoài cột sống đặc biệt là mạch máu, đường tiêu hóa, hoặc bộ phận sinh dục.
Chỉ có một số ít liên quan đến nhiễm trùng, viêm, ung thư, hoặc gãy xương do loãng xương hoặc ung thư gây ra.
Hình ảnh mô tả cột sống và dây thần kinh bị chèn ép
Hầu hết các cơn đau do bệnh lý cột sống gây ra là do:
Đau đĩa đệm,
Đau kiểu rễ thần kinh,
Viêm khớp của khớp,
Thoát vị đĩa đệm,
Gãy xương nén (thường là ngực hoặc thắt lưng),
Hẹp ống sống thắt lưng và cột sống cổ,
Thoái hóa khớp cột sống,
Trượt đốt sống,
Tất cả các rối loạn trên cũng có thể xuất hiện mà không gây đau.
Trong các bệnh đau cơ học khác, thường không phát hiện được triệu chứng điển hình cụ thể, ví dụ: phình đĩa đệm hoặc thoái hóa, gai xương, khuyết eo đốt sống. Một số bất thường về giải phẫu, ví dụ: phồng hoặc thoái hóa đĩa đệm, loãng xương, thoái hóa cột sống… thường gây nghi ngờ về nguyên nhân gây đau. Do đó, thường khó hoặc không xác định được một nguyên nhân nào.
Hội chứng đau gân cơ toàn thân như đau xơ cơ, thường bao gồm đau cổ hoặc đau lưng.
Bệnh lý về cột sống nghiêm trọng bao gồm:
Nhiễm trùng: ví dụ như bệnh viêm đĩa đệm, áp xe ngoài màng cứng, viêm tủy xương,
U nguyên phát. (tủy sống hoặc đốt sống),
Khối u di căn cột sống: Thường là từ vú, phổi, hoặc tuyến tiền liệt,
Khám bệnh khi có triệu chứng:
Đến các cơ sở Y tế để được thăm khám kịp thời, tùy theo mức độ bệnh mà Bác sỹ sẽ chỉ định các bước tiếp theo:
Thông thường, nếu thời gian đau ngắn từ 4 đến 6 tuần, không cần làm xét nghiệm trừ khi bệnh nhân có dấu hiệu báo động, chấn thương nghiêm trọng: ví dụ như tai nạn xe cộ, ngã từ độ cao, vết thương hở.
Chụp X-quang thường quy có thể xác định hầu hết sự mất chiều cao đĩa đệm, thoái hóa cột sống trước, lệch trục gãy xương do loãng xương, viêm xương khớp, và các bất thường xương nghiêm trọng khác ví dụ như do nhiễm trùng hoặc khối u, và chúng có thể có ích trong việc quyết định liệu các phương pháp chẩn đoán hình ảnh bổ sung như MRI hay CT. Tuy nhiên khi chụp X-quang không xác định được những bất thường trong mô mềm hoặc mô thần kinh.
Hình ảnh mô phỏng dây thần kinh bị chèn ép
Điều trị đau cổ và đau lưng:
Thuốc giảm đau,
Nẹp cột sống thắt lưng và tập vận động,
Nhiệt và lạnh,
Thay đổi hoạt động và nghỉ ngơi tối đa 2 ngày nếu cần,
Liệu pháp tâm lý,
Lưu ý cần thiết:
Ổn định cột sống thắt lưng và tập thể dục
Khi cơn đau giảm đến khi có thể vận động được, nên bắt đầu ổn định cổ và thắt lưng có giám sát của chuyên gia vật lý trị liệu. Nên bắt đầu chương trình tập thể dục ngay khi có thể bao gồm phục hồi vận động, các bài tập tăng cường sức mạnh và ổn định tư thế làm việc; nhằm mục đích tăng cường các cấu trúc hỗ trợ cho lưng và giảm nguy cơ trở thành đau lưng mạn tính hoặc tái phát. Trong đau thắt lưng, tăng cường cơ bụng và lưng là rất quan trọng và thường bắt đầu bằng việc tập luyện từ tư thế nằm ngửa hoặc gấp, và cuối cùng là các hoạt động đứng.
Vận động nhẹ nhàng phù hợp với cơ thể
Nhiệt và lạnh
Co cứng cơ cũng có thể được giảm bớt nhờ chườm đá lạnh hoặc nóng. Lạnh thường nên được lựa chọn trong 2 ngày đầu sau chấn thương. Đá và túi lạnh không nên được áp trực tiếp vào da. Nên được bọc bằng túi nilon và đặt trên khăn hoặc vải. Đá chườm 20 phút sau đó khoảng 60 đến 90 phút chườm lại. Quá trình này có thể được lặp lại nhiều lần trong suốt 24 giờ đầu. Nhiệt nóng như các laoij băng, sử dụng một miếng nhiệt, có thể được áp dụng trong cùng khoảng thời gian. Da vùng lưng có thể nhạy cảm với nhiệt nóng nên cần phải sử dụng cẩn thận để tránh bỏng. Bệnh nhân tránh không sử dụng miếng nhiệt vào giờ đi ngủ để tránh tiếp xúc kéo dài do bệnh nhân ngủ quên với miếng nhiệt vẫn còn trên lưng. Thấu nhiệt có thể giúp giảm co cứng cơ và đau sau giai đoạn cấp tính.
Nghỉ ngơi và hạn chế vận động
Mặc dù đôi khi ban đầu cần thời gian nghỉ ngơi ngắn từ 1 đến 2 ngày, nhưng nghỉ ngơi tại giường kéo dài kéo giãn cột sống và sử dụng đai lưng cũng không mang lại nhiều lợi ích. Các bệnh nhân đau cột sống cổ có thể dùng đai cột sống cổ và gối trị liệu đến khi tình trạng đau giảm, bệnh nhân có thể tham gia vào chương trình tập ổn định cột sống.
Nắn bóp cột sống
Nắn bóp mát xa cột sống có thể giúp làm giảm đau do co cứng cơ hoặc đau cột sống cổ cấp hoặc chấn thương thắt lung, tuy nhiên, một số động tác có thể nguy hiểm với bệnh nhân trên 55 tuổi và những người bị bệnh lý đĩa đệm nghiêm trọng, viêm khớp cột sống cổ, hẹp đốt sống cổ, hoặc loãng xương.
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Các phương pháp chẩn đoán ký sinh trùng gián tiếp
Chẩn đoán miễn dịch học các bệnh ký sinh trùng được chẩn đoán muộn so với các vi sinh vật khác do việc sản xuất kháng nguyên ký sinh trùng gặp khó khăn. Ký...
Xem: 68587Cập nhật: 27.07.2020
Khám Bệnh Ký Sinh Trùng Giun Sán Ở Đâu
Những bệnh thường do ký sinh trùng giun sán gây ra cũng có các biểu hiện như ngứa da dị ứng, nổi mề đay, đau đầu,… Nên người bệnh dễ nhầm với bệnh da liễu...
Xem: 62513Cập nhật: 21.07.2020
Triệu chứng nổi mề đay do nhiễm ký sinh trùng
Triệu chứng nổi mề đay thường có thể gặp ở mọi lứa tuổi, xuất hiện ở bất kì vị trí nào của cơ thể khi thì ở mặt, ở tay, ở chân, khi thì ở lưng,...
Xem: 58623Cập nhật: 16.07.2020
Những dấu hiệu bị ngứa da do dị ứng
Ngứa da có nhiều nguyên nhân gây ra ví dụ như bị dị ứng do thức ăn, mạt bụi nhà, nấm da, thiếu kẽm sau sinh em bé, nhiễm ký sinh trùng giun sán ở trong máu, nhiễm...
Xem: 73423Cập nhật: 12.07.2020