1. Nguyên nhân
- Môi trường ô nhiễm, nguồn nước không vệ sinh, sinh hoạt hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất, nguồn không khí bị ô nhiễm, tay bẩn.
- Không giữ vệ sinh cho trẻ: hay đưa đồ chơi bẩn vào miệng, cầm nắm thức ăn, không rửa tay sau khi đi vệ sinh
2. Triệu chứng
+ Biểu hiện ngứa da do cơ thể người sinh kháng thể chống lại các kháng nguyên được tiết ra từ cơ thể ký sinh trùng, làm cho người bị nhiễm giun sán trong máu cảm thấy ngứa ngáy, gãi mãi mà không hết ngứa
+ Đôi khi giun sán di chuyển, phá hủy não, cơ tim, mắt.
+ Ăn uống ít, không tăng cân, cảm thấy đau bụng vùng quanh rốn hoặc thành cơn ở hố chậu phải, có thể nôn, lợm giọng, buồn nôn lúc sáng, đặc biệt khi có quá nhiều giun trẻ có thể nôn hoặc đi tiêu ra giun...
+ Khó ngủ, hay trằn trọc, hay nằm sấp, kém tập trung chú ý.
+ Khi có ấu trùng di chuyển ở phổi có thể sốt, ho, mệt mỏi, kém ăn.
3. Phòng bệnh giun sán
- Nên ăn chín, uống sôi, rau sống cần rửa thật kỹ và sạch trước khi ăn.
- Giữ vệ sinh cá nhân như cắt móng tay, móng chân ngắn, sạch sẽ. Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh môi trường xung quanh, không phóng uế bừa bãi
- Khi tiếp xúc với đất ẩm cần đi giày, dép, găng tay để tránh tiếp xúc trực tiếp
Nguy cơ nhiễm giun lươn từ chó mèo rất cao đối với những người hay ôm ấp cho mèo, vật nuôi.
Xem: 46053Cập nhật: 25.11.2020
Chất xơ có thể giúp cho bạn giảm cân vì nó giúp chúng ta cảm thấy no nhờ đó chúng ta có thể ăn ít lại
Xem: 52965Cập nhật: 24.11.2020
Gan là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể . Gan được chăm sóc tốt thì cơ thể chúng ta mới khỏe mạnh được
Xem: 37529Cập nhật: 23.11.2020
Viêm màng não có nhiều nguyên nhân, thường là do nhiễm virus, vi nấm và ký sinh trùng.
Xem: 48315Cập nhật: 21.11.2020