Nguyên Nhân Và Tác Hại Của Bệnh Giun Chỉ Bạch Huyết
Nguyên nhân gây bệnh
Giun chỉ bạch huyết (GCBH) ở người gây nên bởi 3 loài: Wuchereria bancrofti (W.bancrofti), Brugia malayi ( B.malayi), Brugia timori (B.timori).
Ở Việt Nam cho đến nay phát hiện được 2 loài gây bệnh giun chỉ bạch huyết đó là W.bancrofti và B.malayi. Ở miền Bắc,chủ yếu là loài giun chỉ B.malayi. Ở miền Nam, cho đến nay mới phát hiện loài giun chỉ W.bancrofti.
Tình hình nhiễm bệnh giun chỉ bạch huyết
Trên thế giới: bệnh rất phổ biến ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Trên thế giới có 120 triệu người ở 73 nước nhiễm bệnh và có khoảng 1,1 tỷ người (khoảng 20% dân số) sống trong vùng có bệnh lưu hành.
Tại Việt Nam: theo số liệu diều tra trước năm 2000 cho thấy bệnh giun chỉ phân bố chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam. Bệnh gặp ở các tỉnh vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, đặc biệt là 5 tỉnh: Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định. Tỷ lệ nhiễm chung là 2.01%.
Kết quả điều tra từ năm 2000-2005 trên toàn quốc cho thấy bệnh phân bố rộng tại 12 huyện thuộc 7 tỉnh: Hưng Yên, Thái Bình, Hòa Bình, Quảng Bình, Khánh Hòa, Ninh Thuận với tỉ lệ nhiễm từ 0.3-13%.
Tác hại và triệu chứng của bệnh
Biến chứng thường gặp là phù voi, đái dưỡng chấp. Ảnh hưởng nhiều tới sức lao động, thẩm mỹ và sinh hoạt của người bệnh.
Đa số người bệnh (90-95%) nhiễm giun chỉ bạch huyết ( có ấu trùng trong máu) nhưng không có các biểu hiện lâm sàng trong nhiều năm hoặc có thể cả đời. Trường hợp có biểu hiện lâm sàng, có thể có các triệu chứng khác nhau. Thường gặp là:
Các triệu chứng cấp tính
Sốt: sốt cao, xuất hiện dột ngột; kèm theo mệ mỏi và nhức đầu nhiều; thường tái phát từng đợt; mỗi đợt kéo dài 3-7 ngày.
Viêm bạch mạch và hạch bạch huyết: thường xảy ra sốt vài ngày. Xuất hiện đường viêm đỏ, kèm theo đau, chạy dọc theo bạch mạch, thường là mặt trong chi dưới. Hạch bẹn có thể sưng to, đau.
Các triệu chứng mạn tính thường gặp
Viêm hoặc phù bộ phận sinh dục như: viêm thừng tinh, tinh hoàn, tràn dịch màng tinh hoàn. Trường hợp viêm bạch mạch mạn tính ở bộ phận sinh dục, có thể gây nên triệu chứng bìu voi hoặc vú voi.
Phù voi chi dưới: là hậu quả của viêm mạn tính hạch và mạch bạch huyết chi dưới, với đặc diểm phù cứng, da dày. Tùy mức độ, phù có thể từ dưới bàn chân lên tới phần đùi.
Đái dưỡng chấp: nước tiểu có màu trắng đục như nước vo gạo, để lâu không lắng, đôi khi lẫn máu. Trường hợp lượng dưỡng chấp trong nước tiểu nhiều, để lâu nước tiểu có thể bị đông lại.
Chẩn đoán bệnh
Chẩn đoán xác định: phương pháp phổ biến và đơn giản nhất hiện nay là phát triển ấu trùng trong máu ngoại vi: lấy máu ngoại vi vào ban đêm (từ 20 giờ đến 24 giờ), làm tiêu bản, nhuộm giemsa và soi tìm ấu trùng dưới kính hiển vi. Tuy nhiên, trong các trường hợp phù voi hoặc đái dưỡng chấp, tỷ lệ phát hiện thấy ấu trùng trong máu rất thấp (chỉ khoảng 3-5% số bệnh nhân).
Đối với B.malayi: lấy máu ngoại vi vào ban đêm (từ 20 giờ đến 24 giờ), làm tiêu bản, sau đó nhuộm tiêu bản và soi phát hiện ấu trùng dưới kính hiển vi.
Đối với W.bancrofti: ngoài phương pháp xét nghiệm máu ban đêm tìm ấu trùng, hiện nay đã có test miễn dịch chẩn đoán nhanh ICT (immuno-chromatographic test), có thể xét nghiệm máu ban ngày.
Các biện pháp phòng bệnh
Điều trị toàn dân vùng có tỷ lệ nhiễm ấu trùng GCBH từ 1% trở lên và điều trị ca bệnh ở nơi có nhiễm bệnh rải rác.
Diệt muỗi và nằm màn để tránh muỗi đốt.
Liên hệ khám và điều trị bệnh giun sán. Mời bạn tới Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội. Là phòng khám bệnh giun sán uy tín tại Hà Nội, do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng thành lập, trực tiếp khám và điều trị bệnh giun sán và các bệnh mẩn ngứa da, dị ứng do giun sán gây ra. Đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh./.
Bác sĩ: Nguyễn Mỹ Hạnh
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Cách Nhận Biết Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Do Nhiễm Giun Sán
Cách Nhận Biết Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Do Nhiễm Giun Sán. Một trong những nguyên nhân gây ngứa toàn thân, ngứa nóng rát ra, đôi khi sờ thấy một mảng gồ trên da là...
Xem: 190322Cập nhật: 09.02.2023
SÁN LÁ GAN
Sán lá là sán dẹt ký sinh lây nhiễm vào các mạch máu, đường tiêu hoá, phổi, hay gan. Chúng thường được phân loại theo hệ thống cơ quan mà chúng xâm nhập
Xem: 32790Cập nhật: 08.02.2023
Ngứa Da Nổi Mề Đay Có Phải Do Nhiễm Giun Sán Không?
Ngứa Da Nổi Mề Đay Có Phải Do Nhiễm Giun Sán Không? Một trong những nguyên nhân được cho là ngứa da, nổi mề đay, dị ứng, mẩn đỏ khắp người, hay nổi mẩn...
Xem: 802128Cập nhật: 08.02.2023
Dấu Hiệu Nhận Biết Sán Lên Não
Dấu hiệu nhận biết sán lên não. Bệnh giun đũa chó mèo hay bà con thường gọi là bệnh sán chó có tên khoa học là Toxocara do một loài giun tròn thường ký sinh ở...
Xem: 40208Cập nhật: 20.01.2023